Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 4. MUỐI (File HS).docx
CHUYÊN ĐỀ 4. MUỐI I. Khái niệm và tên gọi 1. Khái niệm - Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H + trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH 4 + ). - Công thức tổng quát: B m X n (B là kim loại có hóa trị n hoặc NH 4 ; X là gốc acid có hóa trị m) VD: NaCl, MgSO 4 , AgNO 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 , NH 4 Cl, (NH 4 ) 3 PO 4 , … 2. Tên gọi - Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu nhiều hóa trị) hoặc ammonium + tên gốc acid Gốc acid Tên gốc acid Gốc acid Tên gốc acid -Cl chloride =SO 3 sulfite -Br bromide -HSO 3 hydrogensulfite -I iodide =CO 3 carbonate =S sulfide -HCO 3 hydrogencarbonate -HS hydrogensulfide ≡PO 4 phosphate -NO 3 nitrate =HPO 4 hydrogenphosphate =SO 4 sulfate =H 2 PO 4 dihydrogenphosphat e -HSO 4 hydrogensulfate CH 3 COO- acetate VD: NaCl: sodium chloride; NH 4 NO 3 : ammonium nitrate; Fe 2 (SO 4 ) 3 : iron(III) sulfate. II. Tính tan của muối ♦ Dựa vào khả năng tan trong nước người ta chia muối thành: + Muối tan: NaNO 3 , BaCl 2 , MgSO 4 , K 2 CO 3 , (NH 4 ) 3 PO 4 , … + Muối ít tan: CaSO 4 , PbCl 2 , … + Muối không tan (kết tủa): BaSO 4 , CaCO 3 , BaCO 3 , AgCl, … ♦ Quy tắc xác định muối tan – muối không tan QT1: Tất cả các muối chứa Na, K, Li, NH 4 hoặc NO 3 đều tan. QT2: Hầu hết các muối chứa Cl đều tan trừ AgCl, PbCl 2 . QT3: Hầu hết các muối chứa SO 4 đều tan trừ BaSO 4 , CaSO 4 , PbSO 4 QT4: Hầu hết các muối chứa CO 3 , SO 3 , PO 4 đều kết tủa trừ muối của Na, K, Li, NH 4 . III. Điều chế muối Phương pháp Ví dụ (1) Oxide base + Acid → Muối + H 2 O CuO + 2HCl → CuCl 2 + H 2 O (2) Oxide acid + Base → Muối + H 2 O CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + H 2 O (3) Acid + Base → Muối + H 2 O NaOH + HCl → NaCl + H 2 O (4) Kim loại + Acid → Muối + H 2 O Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 ↑ - Ngoài ra còn có các phản ứng của muối với kim loại, acid, base, muối khác cũng tạo thành muối (sẽ nghiên cứ phần tính chất hóa học của muối). KIẾN THỨC CẦN NHỚ III. Tính chất hóa học Tính chất hóa học Ví dụ (1) Tác dụng với kim loại Muối + KL → Muối mới + KL mới Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb Cu Hg Ag Pt Au (KL đứng trước đẩy KL đứng sau ra khỏi muối) Mg + FeSO 4 → MgSO 4 + Fe Fe + CuCl 2 → FeCl 2 + Cu Cu + FeCl 2 → Không xảy ra (2) Tác dụng với acid Muối + Acid → Muối mới + Acid mới BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓+ 2HCl CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + CO 2 ↑ + H 2 O (3) Tác dụng với base Muối + Base → Muối mới + Base mới MgCl 2 + 2NaOH → Mg(OH) 2 ↓ + 2NaCl Fe(NO 3 ) 3 + 3KOH → Fe(OH) 3 ↓ + 3KNO 3 (4) Tác dụng với dung dịch muối Muối + Muối → 2 muối mới Na 2 CO 3 + CaCl 2 → CaCO 3 ↓ + 2NaCl AgNO 3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO 3 ♦ Phản ứng trao đổi - Phản ứng trao đổi là phản ứng giữa hai hợp chất trao đổi cho nhau những thành phần cấu tạo để tạo ra hợp chất mới. TQ: AB + CD → AD + CB - Các phản ứng muối tác dụng với acid, base, muối ở trên là các phản ứng trao đổi. - Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: + Chất phản ứng phải là chất tan (trừ phản ứng có acid). + Sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất khí. V. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide, muối KIẾN THỨC CẦN NHỚ
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Hoàn thành bảng sau: Công thức acid Tên acid Công thức gốc acid Tên gốc acid HNO 3 Nitric acid -NO 3 nitrate =S =SO 4 -HCO 3 -NO 2 =SO 3 =HPO 4 -Cl Câu 2. Hoàn thành bảng sau: Tên chất Công thức Phân loại Tên chất Công thức Phân loại ZnCl 2 Magnesium hydrogencarbonate NaOH Sodium phosphate
CuSO 4 Iron (II) oxide SO 3 Carbon dioxide HCl Phosphoric acid Ca(OH) 2 Potassium sulfite Fe(NO 3 ) 3 Magnesium hydroxide Câu 3. [CD - SBT] Có một số muối sau: MgSO 4 , KNO 3 , Ca 3 (PO 4 ) 2 , KCl. (a) Viết công thức hóa học của các acid tương ứng với các muối trên. (b) Viết tên gọi của các muối trên. Câu 4. [KNTT - SBT] Hãy viết công thức và gọi tên: (a) 5 muối tan. (b) 3 muối không tan. Câu 5. [CD - SBT] Chọn các chất thích hợp để điền vào vị trí dấu ? và hoàn thành các phương trình hóa học sau: (a) CO 2 + ? K 2 CO 3 + H 2 O (b) Na 2 CO 3 + ? BaCO 3 + NaCl (c) Cu + ? Cu(NO 3 ) 2 + Ag (d) KOH + ? Mg(OH) 2 + K 2 SO 4 Câu 6. Hoàn thành các phương trình hóa học sau (nếu có): (a) NaCl + AgNO 3 . (b) KCl + HNO 3 . (c) Fe + CuCl 2 . (d) BaCl 2 + H 2 SO 4 . (e) Mg(OH) 2 + Na 2 CO 3 . (f) BaCO 3 + HCl. (g) Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 . (h) NH 4 Cl + Ba(OH) 2 . Câu 7. [CD - SBT] Các chất A, B, C là các chất phản ứng, chất sản phẩm trong các phản ứng sau: (a) Mg + A B + H 2 (b) B + NaOH Mg(OH) 2 + C (c) C + AgNO 3 AgCl + NaNO 3 Xác định công thức hóa học của A, B, C và hoàn thành các phương trình hóa học trên. Câu 8. [CD - SBT] Cho các chất sau: Mg, MgCl 2 , MgO, Mg(OH) 2 , MgSO 4 . (a) Lập 3 sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên. (b) Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa đã lập được. Câu 9. [CD - SBT] Cho hai dung dịch muối NaCl, Na 2 CO 3 lần lượt vào các dung dịch HCl, BaCl 2 . (a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có). (b) Phản ứng nào tạo ra chất khí, phản ứng nào tạo ra chất kết tủa (không tan trong nước). (c) Dựa vào hiện tượng của các phản ứng trên, nêu cách phân biệt hai dung dịch muối NaCl và Na 2 CO 3 bằng dung dịch HCl, dung dịch BaCl 2 . Câu 10. Dùng NaOH có thể phân biệt được các cặp chất sau đây: (a) dung dịch Na 2 SO 4 và dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 . (b) dung dịch Na 2 SO 4 và dung dịch CuSO 4 . (c) dung dịch Na 2 SO 4 và dung dịch BaCl 2 . (d) dung dịch NH 4 Cl và dung dịch KCl. Viết các PTHH xảy ra.
Câu 11. [KNTT - SBT] Trong xử lí nước nói chung và xử lí nước tại hổ boi nói riêng, sử dụng soda (hay sodium carbonate, có công thức hoá học Na 2 CO 3 ) là một biện pháp thường dùng. Soda khan là chất bột màu trắng, hút ẩm và dễ tan trong nước, khi tan trong nước toả ra nhiều nhiệt, tạo thành dung dịch có môi trường base. Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yếu là hai ion calcium (Ca 2+ ) và magnesium (Mg 2+ ). Nước cứng được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, đá phấn, hoặc thạch cao mà những loại đá này vốn chứa lượng lớn ion calcium và magnesium ở dạng hợp chất. Trong hoạt động thường ngày, nước cứng thường được nhận biết thông qua hiện tượng xà phòng khi pha trong nước sẽ không tạo bọt hoặc sự hình thành cặn vôi trong bình đun nước sôi. Soda có khả năng làm mềm nước cứng do soda có phản ứng tạo kết tủa với các ion Ca 2+ và Mg 2+ . Soda còn có tác dụng điều chỉnh độ pH cho nước trong hồ bơi, tạo môi trường để các loại rong, rêu, tảo không thể phát triển, gâỵ ô nhiễm nguồn nước. (a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi cho soda vào nước cứng có chứa CaCl 2 và MgCl 2 . Từ đó giải thích vì sao soda lại dùng để xử lí nước cứng. (b) Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi cho soda vào dung dịch HCI. Từ đó giải thích vì sao soda có tác dụng điều chỉnh pH của nước hồ bơi. (c) Em hãy nêu một số ứng dụng khác của soda và tìm hiểu thêm tác hại và lợi ích của nước cứng. (d) Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? (1) CO 2 thuộc loại oxide base. (2) Soda phản ứng hoàn toàn với nước tạo NaOH và CO 2 . (3) Để bảo quản soda nên cho soda vào các túi nilon kín, không dùng túi giấy. (4)Nước cứng có môi trường acid. Câu 12. [KNTT - SBT] Cho 14,2 g hỗn hợp X gồm CaCO 3 và MgCO 3 tác dụng với dung dịch HCldư, thu được 3,7185 lít khí CO 2 (ở 25°c, 1 bar). (a) Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. (b) Tính khối lượng muối chloride thu được. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 13. [CD - SBT] Viết công thức hóa học và ghi và tên gọi hai muối của mỗi acid HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 . Câu 14. [KNTT - SBT] Cho dãy các chất sau: H 2 SO 4 , (NH 4 ) 2 SO 4 , AgCl, CuCl 2 , Cu(OH) 2 , Na 2 O, Ba(NO 3 ) 2 , Al 2 (SO 4 ) 3 , H 3 PO 4 . (a) Có bao nhiêu chất thuộc loại muối? (b) Có bao nhiêu muối tan? Câu 15. [CD - SBT] Cho các chất sau: K 2 SO 4 , NaNO 3 , Ca(OH) 2 , CaCO 3 , KOH, HNO 3 , CO 2 , SO 3 , NaOH, H 2 O là các chất phản ứng và các chất sản phẩm của ba phản ứng hóa học khác nhau. Hãy viết ba phương trình hóa học từ các chất trên. Câu 16. [KNTT - SBT] Cho sơ đồ phản ứng: Muối X + muối Y muối Z + muối T. Hãy tìm các cặp X, Y nếu: (a) X là muối chloride, Y là muối nitrate. (b) X là muối của barium, Y là muối của sodium.