PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 9 - BÀI PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ.pdf

HÓA 11 CHỦ ĐỀ 3 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ PA HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU 1. Phương pháp kết tinh Là phương pháp quan trọng để tách biệt và tinh chế những chất hữu cơ ở dạng rắn. - Nguyên tắc: chất rắn tách ra từ dung dịch bão hòa của chất đó khi thay đổi điều kiện hòa tan (dung môi, nhiệt độ). a. Hòa tan chất rắn vào dung môi (thường là nước) ở nhiệt độ cao để tạo dung dịch bão hòa. b. Lọc nóng để loại bỏ phần không tan. c. Để nguội. d. Lọc lấy kết tinh. 2. Phương pháp chiết Nguyên tắc: mỗi chất có sự phân bố khác nhau trong hai môi trường không hòa tan vào nhau. - Chiết chất từ môi trường rắn (chiết lỏng – rắn): 9 PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU Ví dụ: Trong nghệ có curcumin là thành phần chứa hoạt tính sinh học tốt, chất này tan tốt trong dung môi là dung dịch ethanol 90%, còn các thành phần khác của nghệ thì không. Vì vậy có thể thực hiện chiết curcumin bằng cách ngâm nghệ nghiền nhỏ trong ethanol 90%, lọc lấy dịch sau đó loại bỏ dung môi.
HÓA 11 CHỦ ĐỀ 3 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ PA HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU - Chiết chất từ môi trường lỏng (chiết lỏng – lỏng): Ví dụ: Trong dược liệu hà thủ ô có chứa một nhóm hợp chất có tên là anthraniod, nhóm hợp chất này tan tốt trong diethyl ether nên có thể chiết bằng cách ngâm dược liệu xay nhỏ trong ether sau đó lọc lấy dịch chiết. Tuy nhiên có nhiều hợp chất khác trong hà thủ ô cũng tan trong ether như chất béo, chất nhầy, chất nhựa,... khiến dịch chiết bị lẫn nhiều tạp chất. Vì anthranoid phản ứng được với base để tạo một hợp chất tan tốt trong nước nên ta có thể dùng dịch chiết ether chiết bằng dung dịch NaOH 10%, khi đó anthranoid sẽ phản ứng với NaOH và tạo thành hợp chất tan trong nước, còn các chất khác vẫn ở lại lớp ether. 3. Phương pháp chưng cất Là phương pháp tách và tinh chế quan trọng đối với chất lỏng. - Nguyên tắc: thành phần các chất khi bay hơi khác vói thành phần của chúng có trong dung dịch lỏng. Chưng cất gồm 2 giai đoạn là bay hơi và ngưng tụ.
HÓA 11 CHỦ ĐỀ 3 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ PA HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU Ví dụ: Chưng cất lôi cuốn hơi nước là một phương pháp rất phổ biến dùng để chiết xuất tinh dầu trong các thảo mộc. 1. Nước khi đun nóng sẽ bay hơi. 2. Tinh dầu là chất dễ bay hơi nên sẽ bị hơi nước lôi cuốn ra khỏi thảo mộc. Khi đi qua ống sinh hàn, hơi nước và tinh dầu sẽ ngưng tụ lại, vì tinh dầu không tan trong nước nên sẽ tách ra thành 2 lớp riêng biệt, lớp tinh dầu nhẹ hơn nên nổi lên trên (3) và lớp nước ở phía dưới (4). 4. Phương pháp sắc ký Được sử dụng để tách các chất trong hỗn hợp một cách hiệu quả. - Nguyên tắc: dựa trên sự khác nhau về khả năng được hấp phụ và hòa tan chất trong hỗn hợp cần tách. Có nhiều loại sắc ký như sắc ký giấy, sắc ký bản mỏng, sắc ký cột. Bộ dụng cụ chưng cất chất lỏng thường thấy trong phòng thí nghiệm.
HÓA 11 CHỦ ĐỀ 3 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ PA HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU Hay dùng nhất là sắc ký cột, pha tĩnh (thường là silica) được nhồi vào cột. Khi cho mẫu cần tách vào và cho dung môi thích hợp (pha động) chạy qua cột, chất nào hòa tan tốt trong dung môi và hấp phụ kém trên bề mặt pha tĩnh sẽ được pha động kéo đi trước và ngược lại. Nhờ vậy chất được tách ra khỏi hỗn hợp.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.