PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text [ebook.edubig.vn] - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.pdf




2 - Luận giải được những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh ngành dệt may, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh ngành dệt may. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may của một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học có giá trị tham khảo đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam. - Phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP). Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham gia TPP. - Đề xuất được một số quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam và tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung phân tích sâu thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015. Luận án cũng đề cập đến các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. - Phạm vi về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. Địa bàn nghiên cứu là ngành dệt may trên cả nước. - Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu sử dụng các số liệu từ năm 2007 trở về đây, là giai đoạn mà Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tương lai giai đoạn Việt Nam tham gia toàn diện vào các FTA thế hệ mới, nhất là TPP. Các chính sách liên quan đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may từ năm 2010 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả thực hiện cách tiếp cận hệ thống bao gồm tiếp cận các cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành để thấy rõ bản chất, và các nội dung cần phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Sau đó, tác giả tiếp cận về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt theo cả hai cách tiếp cận trực tiếp và gián tiếp (sử dụng mô hình Dunning John và các tiêu chí để đánh giá), để đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh Việt Nam tham gia TPP đảm bảo tính logic, khả thi và tính khái quát các vấn đề nghiên cứu.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.