PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text A 928.4_GIÁO SĨ ĐẮC LỘ.pdf

GIÁO SĨ ĐẮC LỘ (1593-1660) Biên soạn: Nguyễn Khắc Xuyên MỤC LỤC: PHẦN I GIÁO Sĩ ĐẮC LỘ VÀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NGUYÊN THỦY VIỆT NAM MỞ ĐẦU Bài thuyết trình đọc tại Giáo xứ Công Giáo Việt Nam ở Paris nhân kỷ niệm 400 năm sinh nhật Đắc Lộ (1593-1993). Thưa quí vị, Trước khi vào đề, tôi xin vắn tắt nói về mấy tác phẩm chính yếu của Đắc Lộ, những sách tôi đã tham khảo để viết bài thuyết trình này. Âu cũng là cách hiểu thêm về Đắc Lộ vì ông không phải chỉ là nhà truyền giáo mà còn là nhà nhân chủng học, nhà phiêu lưu mạo hiểm, nhà ngữ học, xã hội học. Chúng ta có cuốn Lịch sử Đàng Ngoài in tại Roma bằng tiếng Ý năm 1650, bằng tiếng Pháp 1651 và bằng tiếng Latinh 1652. Cuốn này Đắc Lộ đã viết năm 1636 tại Macao, viết bằng La ngữ. Khi về Roma, ông viết thêm và soạn lại bản tiếng Ý, mục đích gây dư luận và đánh động các hồng y và giáo quyền ở thủ đô Giáo hội. Như Borri đã làm, ông chia cuốn sách này ra làm hai phần rõ rệt, phần một giới thiệu Đàng Ngoài với danh hiệu, địa lý, thổ sản, phong tục, văn hóa, tiếng nói, lịch sử và phần hai là lịch sử việc truyền giáo ở Đàng Ngoài kể từ 1626 cho tới năm 1646. Sách dày 326 trang, bản tiếng Pháp. Về Đàng Trong, chúng ta có cuốn Tường trình về Đàng Trong, viết tại Macao năm 1645, ấn hành tại Paris năm 1652. Sách dày 135 trang. Thực ra đây là bản phúc trình hoạt động của Đắc Lộ ở Đàng Trong vào năm 1644-1645. Ông đã sốt dẻo viết ngay ở Macao trước khi xuống tàu trở về Âu châu. Trong cuốn này, ông kể lại việc bắt đạo năm 1644 và cuộc tử đạo của thày giảng Anrê. Cuốn thứ ba là cuốn ông viết tại Pháp và ấn hành tại Paris năm 1653. Đó là cuốn Hành trình và Truyền giáo. Chúng tôi không có bản 1653, nhưng có cuốn in năm 1854, dày 448 trang. Cuốn sách chia làm ba phần rõ rệt. Phần một là hành trình từ Roma qua Pháp tới Lisbon, thủ đô Bồ đào nha, rồi từ Lisbon vòng bờ biển Phi châu tới Ấn độ, qua Malacca cho tới Macao năm 1623. Hành trình này dài gần tới 5 năm. Phần hai là việc truyền giáo ở Đàng Trong, Đàng Ngoài rồi Đàng Trong, kể từ năm 1624 cho tới 1645, trong đó có 10 năm ông rút về Macao (1630-1640). Những gì ông đã viết tại chỗ ở hai cuốn trên, nay ông ghi lại theo ký ức và suy nghĩ về sự nghiệp truyền giáo của ông. Phần ba là hành trình một nửa đi tàu biển và một nửa đi đường bộ từ Macao qua Malacca rồi từ Malacca đến vùng Vịnh, sau đó đến đất liền qua Ba tư cho tới Địa Trung Hải để lấy tàu về Roma. Trên đây chúng tôi nói ông còn là một nhà phiêu lưu mạo hiểm, thì quả thật là thế: không những ông đã theo người Bồ vượt trùng dương bát ngát mà ông còn mở một con đường bộ đi từ vùng Vịnh qua Aspaan, Ivran, Erzeroun cho tới Smyrne thuộc vùng Tiểu Á, thuộc miền Hồi giáo khá phức tạp và nguy hiểm.


buồm xuôi gió, chỉ một tuần, đúng một tuần, tàu đã cập bến Cửa Bạng thuộc Thanh Hóa, đúng ngày lễ kính thánh Giuse 19 tháng 3. Thấy rất đông người kéo đến xem người ngoại quốc, Đắc Lộ vì nói sõi tiếng Đàng Trong, đã lên tiếng thay viên thuyền trưởng trả lời những câu người bản xứ hỏi. Và ông cũng đã giảng bài đầu tiên trên đất Đàng Ngoài. Tháng 3 năm 1627 này cũng là năm Trịnh Tráng đem vua Lê và quân đội đi đánh Nguyễn Phúc Nguyên. Các thương gia người Bồ gặp nhà chúa trên đường vào Đàng Trong. Trịnh Tráng tiếp đón phái đoàn người Bồ và giáo sĩ khá nhiệt tình. Ông để thương thuyền người Bồ ở một quãng sông vùng Thanh Hóa cùng với đoàn thuyền cung nữ và hoàng thân, còn chúa thì đưa quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên. Trong mấy tháng chờ đợi ở khúc sông này, Đắc Lộ đã bắt đầu làm việc truyền giáo và rửa tội được một số người, trong đó có hai người tiêu biểu cho giới trí thức, một ông đồ và một thày sãi, một người lấy tên rửa tội là Giuse và một là Inhaxu. Khi bại trận trở về thì Trịnh Tráng vẫn niềm nở tiếp đón phái đoàn. Người Bồ đã dâng cho chúa một vũ khí để tự vệ, còn Đắc Lộ thì dâng một sách toán học Euclide in bằng chữ nho do các giáo sĩ bên Trung quốc đã thực hiện, và hai chiếc đồng hồ, một chạy bằng cơ giới và một chạy bằng cát. Trịnh Tráng xem ra rất ưng ý. Và ông đã đưa phái đoàn ngược sông Đáy về tới Kẻ Chợ. Lúc đầu Đắc Lộ được ở trong phủ chúa, nhưng để tiện việc ra vào của những người muốn đến học đạo, Đắc Lộ đã xin ra ngoài ở cho dễ bề giảng đạo. Trịnh Tráng bằng lòng và cho một khu nhà khang trang bề thế đã được dành riêng cho phái đoàn, có thể là mạn ô Cầu Dền ngày nay, không xa chùa Liên Phái thời danh (ngày nay vẫn còn). đây giáo sĩ đã mở một lớp giảng giáo lí, mỗi ngày sáu buổi, ba ban sáng và ba ban chiều, trong tám ngày liền. Kết quả rất khả quan, cuối năm 1627 đã rửa tội được 1200 người, trong số đó có một người em gái Trịnh Tráng được giáo sĩ đặt tên là Catarina. Vì bà tinh thông chữ Hán và giỏi về thi phú, nên bà đã viết thành thơ tất cả lịch sử cứu rỗi từ tạo thiên lập địa tới khi Chúa Cứu Thế ra đời và chịu chết chuộc tội thiên hạ. Bà còn thêm một đoản thiên kể lại lai lịch đạo Chúa gia nhập xứ này. Năm 1628 được thêm 2000 và năm 1629 thêm 3500. Thế nhưng đã xảy ra việc chống đối. Đắc Lộ bị vu khống là làm phù phép lôi cuốn người ta theo đạo, hơn nữa người ta còn tố cáo ông làm tay sai cho chúa Khánh ở Cao Bằng và chúa Nguyễn Phúc Nguyên ở Đàng Trong. Năm 1629 lại là năm Đàng Ngoài bị nạn đói kém kinh khủng. Vua Lê đã đổi năm Vĩnh Tộ thành năm Đức Long. Trịnh Tráng ra lệnh trục xuất giáo sĩ, ông cho người đưa tiền bạc và vải vóc để cho giáo sĩ tìm đường vào Đàng Trong. Chúa còn cho một thuyền có người phục dịch để đưa giáo sĩ ra đi. May sao khi thuyền tới vùng Thanh Nghệ thì được tin có đoàn thuyền người Bồ tới đem theo cha Gaspar d'Amaral. Thế là Đắc Lộ nhập bọn trở lên Kẻ Chợ, nhưng khi người Bồ trở về Macao thì cả D'Amaral, cả Đắc Lộ đều theo về. Đó là năm 1630. Ngược lên năm 1627 khi người Bồ trở về Macao còn Đắc Lộ thì được ở lại truyền giáo, Trịnh Tráng đã viết một thư bằng chữ Hán gửi tới cha phụ tỉnh Dòng Tên. Trong thư ông ngỏ ý bắt liên lạc xin gửi các giáo sĩ tới và nhất là xin thông thương buôn bán có lợi cho đôi bên. Bức thư này hiện còn được tàng trữ tại thư viện Vaticăng. Còn lần này, Đắc Lộ đưa về Macao một lá thư giáo dân Đàng Ngoài đệ trình lên Đức giáo hoàng Urbano 8, cầu đức thánh cha thương đến con dân Đất Nước Việt Nam và phái các giáo sĩ tới dạy dỗ chỉ bảo đạo lành, đạo thánh. Bức thư này hiện còn được tàng trữ tại Văn Khố Dòng Tên Roma. Macao từ năm 1630 tới 1640, Đắc Lộ vừa dạy thần học vừa lo làm việc xã hội giúp người Tàu. Ông còn học thêm tiếng Trung quốc, nhưng theo lời ông nói thì ông không thông thạo tiếng Tàu bằng tiếng Việt. Dĩ nhiên, trong thời kì này, ông đã soạn cuốn Lịch sử Đàng Ngoài năm 1636, và hầu chắc chắn ông cũng đã viết Phép giảng, cuốn Ngữ Pháp và Từ điển Việt Bồ La ở đây. Tới năm 1639 từ Đàng Trong, cha Buzomi về Macao dưỡng bệnh và nhân thể đi công cán lo cho chúa Nguyễn Phúc Lan một vài việc. Nhưng cũng vào năm này, Nguyễn Phúc Lan ra lệnh bắt bớ đạo: các giáo sĩ phải phân tán đi các nơi, một số trở về Macao, một số tá túc nơi đất Chàm. Thế rồi

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.