Nội dung text ĐB. CHỦ ĐỀ 3 - LIÊN KẾT HÓA HỌC.docx
Chương I:Liên kết hóa học Biên soạn: Th.S Lê Quỳnh Trang FB: Trang Quỳnh Biên soạn và chuyển giao bài tập, ppt 10, 11, 12 chương trình 2018 1 MỤC LỤC Trang TÓM TẮT LÍ THUYẾT 2 DẠNG 1: QUY TẮC OCTET 9 1.1. Bài tập tự luận 9 1.2. Bài tập yêu cầu trả lời ngắn 12 1.3. Bài tập đúng sai 13 1.4. Bài tập trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 14 DẠNG 2: LIÊN KẾT ION 20 2.1. Bài tập tự luận 20 2.2. Bài tập yêu cầu trả lời ngắn 27 2.3. Bài tập đúng sai 27 2.4. Bài tập trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 30 DẠNG 3: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ 41 3.1. Bài tập tự luận 41 3.2. Bài tập yêu cầu trả lời ngắn 47 3.3. Bài tập đúng sai 48 3.4. Bài tập trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 50 DẠNG 4: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VANDERWAALS 60 4.1. Bài tập tự luận 60 4.2. Bài tập yêu cầu trả lời ngắn 65 4.3. Bài tập đúng sai 65 4.4. Bài tập trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 66 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG 73
Chương I:Liên kết hóa học Biên soạn: Th.S Lê Quỳnh Trang FB: Trang Quỳnh Biên soạn và chuyển giao bài tập, ppt 10, 11, 12 chương trình 2018 2 CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC LIÊN KẾT HÓA HỌC ● Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. Ví dụ: Hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau tạo phân tử H 2 . ● Trong liên kết hóa học, chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết (electron hóa trị). . ● Các electron hóa trị được biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh nguyên tố. Ví dụ: Biểu diễn các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc chu kỳ 3. ● Quy tắc octet: Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Ví dụ: Nguyên tử Sodium nhường 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm Neon. Ví dụ: Nguyên tử Fluorine nhận 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm Neon.
Chương I:Liên kết hóa học Biên soạn: Th.S Lê Quỳnh Trang FB: Trang Quỳnh Biên soạn và chuyển giao bài tập, ppt 10, 11, 12 chương trình 2018 3 Ví dụ: Hai nguyên tử Fluorine góp chung electron tạo phân tử F2. LIÊN KẾT ION ● Sự hình thành ion o Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhường electron để tạo ion dương (cation). o Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng số electron mà nguyên tử đã nhường. Ví dụ: Nguyên tử Sodium nhường 1 electron để tạo ion Sodium (mang điện dương, điện tích 1+). o Các phi kim có 5,6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhận electron để tạo ion âm (Anion). o Số đơn vị điện tích của ion âm (anion) bằng số electron mà nguyên tử đã nhận. Ví dụ: Nguyên tử Fluorine nhận 1 electron để tạo ion Fluoride (mang điện âm, điện tích 1-).
Chương I:Liên kết hóa học Biên soạn: Th.S Lê Quỳnh Trang FB: Trang Quỳnh Biên soạn và chuyển giao bài tập, ppt 10, 11, 12 chương trình 2018 4 ● Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu. Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. Ví dụ: Sự hình thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. ● Tinh thể ion là tinh thể được tạo nên bởi các cation và anion. ● Các ion được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới. Các ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên. ● Số ion cùng dấu bao quanh một ion trái dấu phụ thuộc vào kiểu mạng lưới tinh thể, số điện tích và kích thước của ion. ● Tính chất của hợp chất ion: o Thường là tinh thể rắn ở điều kiện thường. o Khó nóng chảy, khó bay hơi. o Thường tan nhiều trong nước tạo dung dịch dẫn điện. ● Tên của hợp chất ion Tên của hợp chất lưỡng nguyên tố được xác định khi biết tên của hai phần tử liên quan. 1. Tên của cation kim loại được gọi theo một số nguyên tắc sau