Nội dung text HL.KSCL.CD.01-10.CDKTTC PHẦN SƠN BẢ.pdf
CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Mã hiệu HL.KSCL.CD.01 Ngày hiệu lực: ......... CÔNG TÁC SƠN BẢ Phiên bản: Rev.01 Trang số: 1/7 3.5. Thi công sơn bả STT Các bước thi công Hình ảnh minh họa 1 Công tác chuẩn bị - Chuẩn bị hồ sơ: Bản vẽ thiết kế mặt đứng, mặt bằng hoàn thiện tường, shopdrawing, BPTC được phê duyệt. Hồ sơ phê duyệt VLĐV BBNT sản phẩm mẫu, VLĐV: Bột bả, sơn lót, sơn phủ, sơn sần (sơn gai, sơn giả đá). - Chuẩn bị mặt bằng thi công và VLĐV: Mặt bằng phải dọn dẹp sạch sẽ, lối ra, vào phải thuận tiện. Vật liệu đầu vào được nghiệm thu đảm bảo chất lượng và tập kết đúng theo quy định: Bột bả kê trên pallet. Sơn lót sơn phủ tập kết tại vị trí dâm mát thông thoáng Nguồn nước sạch đảm bảo, không lẫn cặn tạp chất, không có màu lạ Đảm bảo công tác an toàn thi công trên cao.
CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Mã hiệu HL.KSCL.CD.01 Ngày hiệu lực: ......... CÔNG TÁC SƠN BẢ Phiên bản: Rev.01 Trang số: 2/7 STT Các bước thi công Hình ảnh minh họa - Dụng cụ, máy móc thi công: Máy khuấy sơn, đánh bột bả, máy phun bả, phun sơn. Các vật dụng thi công: giấy nhám, dao bả, chổi sơn, rulo, dao cạo sơn, băng dính, quả rọi, dụng cụ vuốt góc... Hệ giáo phục vụ thi công. 2 Các bước thi công a Công tác xử lý bề mặt trần tường: - Triển khai thi công: Kiểm tra độ phẳng, độ thẳng của tường: Sử dụng máy cân bằng laser kết hợp thước để kiểm tra độ phẳng và độ thẳng của tường, độ chênh lệch lồi lõm không quá 3mm. Dùng thước ke vuông để kiểm tra góc vuông của tường. Mài phẳng bề mặt tường trát. Loại bỏ hết bùn đất gỗ mục, kim loại... có trong lớp hồ tô bằng dao xủi. Dùng đá mài để loại bỏ hết tạp chất trên bề mặt hồ vữa. Vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay chổi hay giẻ sạch thấm nước. Mài xử lý giáp lai bê tông cột dầm trần và bả mối nối. Kiểm tra độ ẩm của tường: thông thường tường trong
CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Mã hiệu HL.KSCL.CD.01 Ngày hiệu lực: ......... CÔNG TÁC SƠN BẢ Phiên bản: Rev.01 Trang số: 3/7 STT Các bước thi công Hình ảnh minh họa nhà <16%, tường ngoài nhà <22%. (Tùy thuộc vào chủng loại sơn, cách pha chế, chỉ dẫn kỹ thuật về độ ẩm của NSX). - Biểu mẫu báo cáo ngày: BM.BCN.CTCV.91 b Thi công lớp bả tường - Triển khai thi công: Trộn bột bả bằng máy khuấy, trộn với tỉ lệ 1 phần nước 3 phần bột hoặc theo hướng dẫn nhà SX, bả trộn đều đến khi không còn gợn và bọt khí. Bột trét thường thi công bằng dao thép hoặc dao nhựa, máy phun tùy yêu cầu kỹ thuật. Được thi công từ 1 đến nhiều hơn 2 lớp. Để đảm bảo độ bền của màng sơn, không nên thi công bột trét quá dày (thông thường là 3mm). Sử dụng các công cụ vuốt góc cạnh cho cạnh sắc nét, thẳng hơn. Sau khi lớp bột trét thứ hai đã khô (thường từ 12 đến 24 giờ), sử dụng giấy nhám để làm phẳng bề mặt bả. Nên sử dụng giấy nhám số từ 180 đến 240 cho tường bên trong nhà để tránh trầy xước bề mặt.
CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Mã hiệu HL.KSCL.CD.01 Ngày hiệu lực: ......... CÔNG TÁC SƠN BẢ Phiên bản: Rev.01 Trang số: 4/7 STT Các bước thi công Hình ảnh minh họa Bo tròn cạnh tường góc lồi. một chút (1-2mm) để hạn chế việc mẻ cạnh nhỏ thường hay xảy ra và làm cho cạnh tường nhìn được thẳng hơn. Vệ sinh bề mặt sau khi xả nhám. Sau khi xả nhám, trên bề mặt có rất nhiều bụi, ảnh hưởng rất lớn đến độ bám dính của màng sơn. Sử dụng chổi, cọ quét sạch bụi bám trên bề mặt tường, trần trước khi tiến hành sơn lót. Kiểm tra và nghiệm thu bề mặt xả nhám. Khi xả nhám nên dùng đèn pin để kiểm tra độ phẳng bề mặt tường để khắc phục kịp thời. Kiểm tra kỹ những khu vực sau này sẽ lắp đèn chiếu song song với bề mặt tường. Kiểm tra kỹ độ phẳng tường tại các box điện. - Kiểm tra, nghiệm thu Lớp bả dính chắc, không bị bong rộp và không dày quá 3mm Mặt bả phẳng, không có vết rạn chân chim hay gồ ghề cục bộ. Các đường gờ cạnh của tường phải thẳng, sắc nét. Bề mặt bả sau khi vệ sinh phải sạch sẽ, không còn vết trắng khi xoa tay trên bề mặt bả. - Biểu mẫu báo cáo ngày: BM.BCN.CTCV.92 BM.BCN.CTCV.93