Nội dung text CHUONG 3 HOA 10- DE 2.docx
1 TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong phân tử H 2 , mỗi nguyên tử Hydrogen đã đạt cấu hình của khí hiếm nào ? A. Helium (He) B. Neon (Ne) C. Argon ( Ar) D. Krypton (Kr). Câu 2: Phân tử Cl 2 được hình thành từ sự liên kết của 2 nguyên tử Cl bằng cách nào? A. góp chung 1 electron. B. góp chung 7 electron. C. cho đi 1 electron. D. nhận thêm 1 electron. Câu 3. Quá trình tạo thành ion O 2- nào sau đây là đúng? A. O → O 2- + 2e. B. O → O 2- + 1e. C. O + 2e → O 2- . D. O + 1e → O 2- . Câu 4. Quá trình tạo thành ion Cl - nào sau đây là đúng? A. Cl → Cl - + 1e. B. Cl → Cl - + 1e. C. Cl + 2e → Cl - . D. Cl + 1e → Cl - . Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các nguyên tố khác, oxygen có xu hướng: A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 2 electron. C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 6 electron. Câu 6: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion? A. NaF. B. CO 2 . C. CH 4 . D. H 2 O. Câu 7. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H 2 S là loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và S là 2,58)? A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị phân cực. C. Liên kết hydrogen D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. Câu 8. Trong phân tử CO 2 có chứa loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử C là 2,55 và O là 3,44)? A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị phân cực. C. Liên kết cho – nhận. D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. Câu 9: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH 3 là liên kết A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị phân cực. C. ion. D. hiđro. Câu 10 (SBT – CTST): Ion nào sau đây có cấu hình electron của khí hiếm helium ? Mã đề thi 217
2 A. Mg 2+ B. O 2- C. Na + D. Li + Câu 11 (SBT – CD): Giữa các nguyên tử He có thể có loại liên kết nào ? A. Liên kết cộng hóa trị B. liên kết hydrogen C. Tương tác van der Waals D. Không có bất kì liên kết nào. Câu 12 (SBT – CD): Quy tắc octet không được sử dụng khi xem xét sự hình thành của hai loại liên kết hoặc tương tác nào sau đây ? (1) Liên kết cộng hóa trị. (2) Liên kết ion. (3) Liên kết hydrogen (4) Tương tác van der Waals A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (1) và (3) D. (3) và (4) Câu 13(SBT – CD): Chọn phương đúng để hoàn thành bảng câu sau: Khi hình thành các hợp chất ion,…(1)……..mất các electron hóa trị của chúng để tạo thành …(2)…..mang điện tích dương và ….(3)….nhận các electron hóa trị để tạo thành ......(4)...... mang điện tích âm. A. (1) kim loại, (2) anion, (3) phi kim, (4) cation. B. (1) phi kim, (2) cation, (3) kim loại, (4) anion. C. (1) kim loại, (2) ion đa nguyên tử, (3) phi kim, (4) anion. D. (1) phi kim anion, (3) kim loại, (4) cation E. (1) kim loại, (2) cation, (3) phi kim, (4) anion. Câu 14(SBT –CTST): Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hóa trị ? A. Các hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion. B. Các hợp chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường. C. Các hợp chất cộng hóa trị đều dẫn điện tốt. D. Các hợp chất cộng hóa trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực. Câu 15(SBT –CTST): Độ dài các liên kết N – N, N = N và N N lần lượt là I 1 ; I 2 ; I 3 .Thức tự tăng dần độ dài các liên kết là A. I 1 ; I 2 ; I 3 B. I 1 ; I 3 ; I 2 C. I 2 ; I 1 ; I 3 D. I 3 ; I 2 ; I 1 Câu 16(SBT –CTST): Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết ? A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm. B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng. C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm. D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết. Câu 17: Liên kết trong phân tử nào dưới đây không được hình thành do sự xen phủ giữa các orbital cùng loại (ví dụ cùng là orbital s, hoặc cùng là orbital p). A.Cl 2 B. H 2 C. NH 3 D. Br 2 Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết. B. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết . C. Liên kết bền hơn liên kết D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mô tả sự hình thành ion theo quy tắc octet là a. Mg ⟶ Mg 2+ + 2e b. S ⟶ S 2− + 2e c. O + 2e ⟶ O 2- d. Na ⟶ Na 2+ + 2e Câu 2. Cho mô hình tinh thể NaCl như hình dưới:
3 a. Để lắp được mô hình trên cần 27 khối cầu gồm ( Cl - và Na+) và 54 thanh nối. b. Số ion chloride (Cl – ) bao quanh gần nhất với ion sodium (Na + ) là 6. c. Tinh thể NaCl có cấu trúc của hình lập phương. d. Ở điều kiện thường, NaCl tồn tại dạng tinh thể rắn, cứng, không tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao. Câu 3. Methane thường được sử dụng để làm nhiên liệu trong các lò nướng, máy nước nóng, lò nung, xe ôtô do quá trình đốt cháy methane (CH 4 ) trong oxygen tỏa ra lượng nhiệt lớn. Methane ở dạng khí nén được dùng làm nhiên liệu cho ôtô, xe máy,… do đặc tính thân thiện với môi trường. (Cho Z C = 6, Z H = 1) a. Số cặp electron chung giữa nguyên tử carbon và các nguyên tử hydrogen là 4. b. Trong phân tử CH 4 chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực. c. Phân tử CH 4 có công thức Lewis và công thức cấu tạo giống nhau. d. Phân tử CH 4 chỉ chứa các liên kết đơn. Câu 4. Nhện nước là một động vật trong nhóm bọ nước. Chúng sống chủ yếu ở sông, ao hồ và được coi là một trong những loài tiến bộ nhất trong giới tự nhiên về khả năng cư ngụ trên mặt nước. Nhện nước không thuộc lớp nhện mà là một loài côn trùng. Nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước. a. Các phân tử nước tạo được liên kết hydrogen với nhau nên tạo ra sức căng bề mặt lớn. b. Nhện nước có khối lượng rất nhỏ. c. Chân nhện nước có lớp màng không thấm nước. d. Nhện nước di chuyển rất nhanh. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong các nguyên tử sau đây: Fluorine, Oxygen, Hydrogen, Chlorine, Sulfur. Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học? Câu 2. Có bao nhiêu hợp chất chứa hai loại ion có thể tạo thành từ các ion Na + , Ca 2+ , F – , 23CO ? Câu 3. Dựa vào cách tính hiệu độ âm điện, bạn học sinh A xác định được các liên kết giữa nguyên tử phosphorus (P) và oxygen (O) hình thành trong phân tử P 2 O 5 là liên kết cộng hóa trị phân cực. Biết độ âm điện của P và O lần lượt là 2,19 và 3,44. Giá trị hiệu độ âm điện do bạn A tính được chính xác trong trường hợp này là bao nhiêu? Câu 4. Cho các yếu tố: khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng, độ âm điện tăng, tính kim loại tăng. Có bao nhiêu yếu tố sẽ làm tăng tương tác Van der Waals? Câu 5.Theo nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 2013, trẻ em sinh sống tại những khu vực có nguồn nước bị nhiễm Fluorine có chỉ số IQ trung bình sẽ thấp hơn so với những trẻ em sống tại vùng khác. Anion F - (fluoride) có độc tính mạnh với hệ thần kinh. Với lượng tương đối thấp: 0,2 gam ion F - trên cơ thể có trọng lượng 70 kg có thể gây tử vong. Tuy nhiên, sự có mặt của anion fluoride lại giúp men răng chắc khỏe và chống chọi các bệnh về sâu răng, vì vậy anion fluoride được thêm vào nước uống đóng chai với nồng độ với nồng độ 1mg ion F - trên 1L nước và bổ sung một lượng nhỏ dưới dạng muối sodium fluoride (NaF) trong kem đánh răng. Một bạn học sinh nặng khoảng 70kg sử dụng loại nước chứa ion F - với lượng 1mg/1L để giúp men răng chắc khỏe, chống sâu răng. Sau khi đọc thông tin về độc tính của ion F - , bạn học sinh rất lo lắng. Hãy tính xem với thể tích nước mà bạn học sinh này uống một ngày là bao nhiêu lít thì ion F - có trong nước đạt đến mức có thể gây độc tính?
4 Câu 6. Cho biết năng lượng của một số liên kết ở điều kiện chuẩn: H-S là 368 kJ/mol và H - O là 464 kJ/mol. Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H 2 S và H 2 O là bao nhiêu? -------------HẾT------------- ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong phân tử H 2 , mỗi nguyên tử Hydrogen đã đạt cấu hình của khí hiếm nào ? A. Helium (He) B. Neon (Ne) C. Argon ( Ar) D. Krypton (Kr). Câu 2: Phân tử Cl 2 được hình thành từ sự liên kết của 2 nguyên tử Cl bằng cách nào? A. góp chung 1 electron. B. góp chung 7 electron. C. cho đi 1 electron. D. nhận thêm 1 electron. Câu 3. Quá trình tạo thành ion O 2- nào sau đây là đúng? A. O → O 2- + 2e. B. O → O 2- + 1e. C. O + 2e → O 2- . D. O + 1e → O 2- . Câu 4. Quá trình tạo thành ion Cl - nào sau đây là đúng? A. Cl → Cl - + 1e. B. Cl → Cl - + 1e. C. Cl + 2e → Cl - . D. Cl + 1e → Cl - . Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các nguyên tố khác, oxygen có xu hướng: A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 2 electron. C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 6 electron. Câu 6: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion? A. NaF. B. CO 2 . C. CH 4 . D. H 2 O. Mã đề thi 217