PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1.1.HS.BỘ 1000 CÂU ĐÚNG SAI HÓA 11 - CHƯƠNG 1.pdf

BỘ 1000 CÂU ĐÚNG SAI THEO CHƯƠNG MÔN HÓA HỌC LỚP 11 CHƯƠNG 1 CÂN BẰNG HÓA HỌC DÙNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY Theo chương trình GDPT mới
Câu 1. Cho các phát biểu sau: a. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau. b. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định. c. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn. d. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi. Câu 2. Cho phát biểu sau: a. Phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng khi v thuận = v nghịch b. Hằng số cân bằng của phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. c. Khi một hệ hóa học đang ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất tham gia và sản phẩm bằng nhau. d. Cân bằng hóa học là cân bằng động. Câu 3. Có các phát biểu về cân bằng hóa học: a. Cân bằng hóa học là một cân bằng bền. b. Nếu phản ứng thuận tỏa nhiệt (∆H < 0) thì khi tăng nhiệt độ cân bằng sẽ bị chuyển dịch về phía trái (phản ứng nghịch). c. Nếu phản ứng thuận tỏa nhiệt thì phản ứng nghịch thu nhiệt. d. Trong biểu thức về hằng số cân bằng có mặt nồng độ của tất cả các chất tham gia phản ứng. Câu 4. Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch. Vậy tại thời điểm cân bằng a. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch. b. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi. c. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng. d. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch dừng hẳn. Câu 5. Cho các phát biểu sau: a. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch. b. Tại thời điểm cân bằng trong hệ vẫn luôn có mặt các chất phản ứng và các sản phẩm. c. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng hoá học, nồng độ các chất vẫn có sự thay đổi. d. Khi phản ứng đạt trạng thái cân thuận nghịch bằng hoá học, phản ứng dừng lại. Câu 6. Cho các phát biểu sau: a. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau tạo thành chất ban đầu.
b. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sảm phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất ban đầu. c. Phản ứng một chiều làm phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn. d. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược trong cùng điều kiện. Câu 7. Tại thời điểm cân bằng hóa học thiết lập thì: a. Tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch. b. Số mol các chất tham gia phản ứng không đổi. c. Số mol các sản phẩm không đổi. d. Phản ứng vẫn tiếp tục. Câu 8. Trong dung dịch muối dichromate luôn có cân bằng: Cr2O7 2- + H2O ⇌ 2CrO4 2- + 2H+ (da cam) (vàng) a. Nếu thêm vài giọt dung dịch acid HCl vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch từ màu vàng chuyển thành màu da cam. b. Nếu thêm dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng. c. Nếu thêm vài giọt dung dịch K2CrO4 thì cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận. d. Dung dịch có màu da cam trong môi trường kiềm. Câu 9. Cho các khẳng định sau: a. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt tiếp xúc b. Cân bằng hóa học là cân bằng bền. c. Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó. d. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác. Câu 10. Cho phát biểu sau: a. Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng. b. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt tiếp xúc. c. Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía thuận theo sự thay đổi đó. d. Hằng số cân bằng của phản ứng xác định phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia. Câu 11. Cho phản ứng thuận nghịch sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ΔH<0 a. Tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch chiều thu nhiệt. b. Tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng áp suất. c. Tăng nồng độ SO2 cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm SO2 tức chiều nghịch
d. Thêm xúc tác tăng tốc độ phản ứng. Câu 12. Cho các phát biểu sau về phản ứng thuận nghịch và phản ứng một chiều. a. Trong phản ứng một chiều, sản phẩm không phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu. b. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu. c. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn. d. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược trong cùng điều kiện. Câu 13. Cho cân bằng hóa học sau: N2 (k) + 3H2 (k) →2 NH3 (k) ∆H<0. a. Thêm một ít bột Fe vào bình phản ứng, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận. b. Giảm thể tích bình chứa, cân bằng dịch chuyển sang chiều nghịch. c. Tăng nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển sang chiều nghịch d. Thêm một ít H2SO4 vào phản ứng, cân bằng dịch chuyển sang chiều thuận. Câu 14. Cho cân bằng hóa học. 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. a. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. b. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2. c. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. d. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. Câu 15. Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín. CO (k) + H2O (k) ⇌ CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0 a. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi thêm khí H2 vào hệ. b. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch khi cho chất xúc tác vào hệ. c. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ của hệ. d. Tăng áp suất, cân bằng không chuyển dịch. Câu 16. Phản ứng . 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3 ΔH < 0. a. Đây là phản ứng thu nhiệt, giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. b. Phản ứng tỏa nhiệt, giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. c. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. d. Khi giảm áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol phân tử khí. Câu 17. Cho cân bằng hoá học sau: H g I HI g 2 2 ( ) + ( g ) 2 ⎯⎯⎯⎯→ ( ) 0  = − r 298 H 9,6KJ . Cho các phát biểu sau. a. Các yếu tố làm chuyển dịch cân bằng trên là nhiệt độ, nồng độ, áp suất. b. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch. c. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H2, hoặc I2 thì giá trị hằng số cân bằng tăng. d. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Câu 18. Cho phát biểu sau:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.