Nội dung text 1.1. BÀI TẬP 1 KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI 1 DUNG DỊCH MUỐI (CƠ BẢN) - HS.docx
Câu 14. Nhúng thanh Fe nặng m gam vào 300 ml dung dịch CuSO 4 1M. Sau một thời gian, thu được dung dịch X có chứa CuSO 4 0,5M, đồng thời khối lượng thanh Fe tăng 4% so với khối lượng ban đầu. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh Fe. Giá trị m là A. 24 gam. B. 30 gam. C. 32 gam. D. 48 gam. Câu 15. Nhúng thanh Fe nặng 100 gam vào 100ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 2M. Sau một thời gian lấy thanh Fe ra rửa sạch làm khô cân được 101,2 gam (giả thiết kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh Fe). Khối lượng Fe đã phản ứng là A. 12,3950 gam. B. 7,47 gam. C. 8,40 gam. D. 0,84 gam. Câu 16. Nhúng một thanh Fe có khối lượng 45 gam vào dung dịch CuSO 4 , sau một thời gian nhấc thanh Fe lên làm khô, cân lại thu được khối lượng là 46,6 gam( biết rằng toàn bộ Cu sinh ra bám vào thanh Fe). Khối lượng Cu bám vào thanh Fe là A. 6,4 gam. B. 12,8 gam. C. 1,6 gam. D. 3,2 gam. Câu 17. Nhúng một lá Fe nặng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO 4 2M. Sau một thời gian lấy lá ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol của CuSO 4 trong dung dịch sau phản ứng là A. 1 M B. 1,8 M. C. 1,725 M. D. 1,25 M. Câu 18. Ngâm một thanh chì nặng 16 gam vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 , sau một thời gian, lấy thanh chì ra, rửa sạch sấy khô, đem cân thấy khối lượng còn 13,14 gam. Khối lượng chì đã tham gia phản ứng là A. 2,07 gam. B. 6,21 gam. C. 4,14 gam. D. 8,28 gam. Câu 19. Hỗn hợp bột E gồm Fe và Fe 2 O 3 có tỉ lệ số mol 1 : 1. Cho m gam E vào dung dịch CuSO 4 dư tới phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 3,78. B. 7,56. C. 3,84. D. 4,32. Câu 20. Nhúng một thanh kim loại M hoá trị II vào 0,5 lít dung dịch CuSO 4 0,2M. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng thanh M tăng lên 0,40g, đồng thời nồng độ dung dịch CuSO 4 còn lại là 0,1M (biết thể tích dung dịch không thay đổi). Kim loại M là A. Fe. B. Ni. C. Mg. D. Pb. Câu 21. Cho 51,75 gam bột kim loại M hóa trị II vào 200 ml dung dịch CuCl 2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 51,55 gam hỗn hợp kim loại. Kim loại M là A. Zn. B. Pb. C. Mg. D. Fe. Câu 22. Nhúng một lá kim loại R có khối lượng 2 gam vào 150 mL dung dịch CuSO 4 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn phần dung dịch, thu được 3,42 gam muối khan. Kim loại R là A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Zn. Câu 23. Ngâm một lá Zinc nặng 20 gam vào 200 gam dung dịch AgNO 3 . Sau một thời gian, lấy lá Zinc ra, rửa sạch sấy khô, đem cân thấy khối lượng là 23,02 gam. Nồng độ phần trăm của Zn(NO 3 ) 2 trong dung dịch sau phản ứng là A. 1,89%. B. 0,65%. C. 1,92%. D. 0,66%. Câu 24. Cho 7,8 gam bột Zn vào 200 ml dung dịch AgNO 3 1,0M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là A. 22,9. B. 29,4. C. 21,6. D. 10,8. Câu 25. Nhúng một lá Cu vào dung dịch AgNO 3 . Sau một thời gian, lấy lá Cu ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,52 gam. Khối lượng Cu đã tham gia phản ứng là A. 1,52 gam B. 1,28 gam C. 0,64 gam D. 0,40 gam Câu 26. Ngâm một thanh Cu trong dung dịch có chứa 0,04 mol AgNO 3 , sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng tăng hơn so với lúc đầu là 2,28 gam. Coi toàn bộ kim loại sinh ra đều bám hết vào thanh Cu. Số mol AgNO 3 còn lại trong dung dịch là A. 0,01. B. 0,005. C. 0,02. D. 0,015. Câu 27. Ngâm một lá Cu trong 200 mL dung dịch AgNO 3 nồng độ a mol/L cho đến khi Cu không tan thêm được nữa. Lấy lá Cu ra, rửa nhẹ, làm khô rồi đem cân thì thấy khối lượng lá Cu tăng thêm 1,52 gam (giả thiết toàn bộ lượng bạc sinh ra đều bám hết vào lá Cu). Giá trị của a là