Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Địa Lí - Đề 29 - File word có lời giải.doc
1 ĐỀ THAM KHẢO CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 29 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây? A. Lào và Thái Lan. B. Campuchia và Mi-an-ma. C. Lào và Campuchia. D. Mi-an-ma và Trung Quốc. Câu 2. Ở nước ta, hạn hán thường xảy ra ở A. đồng bằng. B. núi cao. C. núi đá vôi. D. thung lũng khuất gió Sơn La. Câu 3. Nước ta có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 4. Lao động nước ta hiện nay A. không thích nghi với xu thế hội nhập. B. có trình độ chuyên môn giống nhau. C. chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. D. lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở nước ta? A. tỉ trọng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. B. số lượng tất cả các loài vật nuôi ở đều tăng ổn định. C. chưa làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. D. ngày càng có tác phong công nghiệp. Câu 6. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm của nước ta có cơ cấu ngành đa đa dạng chủ yếu do A. phân bố rộng rãi khắp cả nước. B. cách xa các vùng đông dân. C. phân bố chủ yếu ở thành thị. D. chỉ phân bố ở vùng đồng bằng. Câu 7. Đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta là A. phân bố rộng rãi khắp cả nước. B. tất cả các tuyến đường đều hiện đại. C. về cơ bản đã phủ kín khắp vùng. D. đều chạy theo hướng Bắc - Nam. Câu 8. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là A. ven biển có nhiều vụng biển kín, nhiều cửa sông. B. có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. C. vùng biển có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú. D. nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Câu 9. Một trong những thế mạnh thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. cây trồng ngắn ngày. B. nuôi thuỷ sản. C. chăn nuôi gia súc lớn. D. chăn nuôi gia cầm. Câu 10. Dân số vùng Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây? A. Dân số đông, tăng liên tục. B. Dân số trung bình, biến động mạnh. C. Dân số đông, giảm mạnh. D. Dân số ít, biến động mạnh. Câu 11. Thế mạnh chủ yếu của Duyên hải Nam Trung Bộ về đánh bắt hải sản là
2 A. có các ngư trường trọng điểm, giàu có sinh vật. B. lao động có nhiều kinh nghiệm đánh bắt xa bờ. C. bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, đầm phá. D. giáp với thị trường tiêu thụ lớn là Đông Nam Bộ. Câu 12. Các loại cây công nghiệp chủ lực của Đông Nam Bộ là A. cà phê, cao su, chè. B. cao su, chè, điều. C. chè, lạc, mía. D. cao su, điều, hồ tiêu. Câu 13. Chế độ nước sông ở nước ta phân hóa theo mùa chủ yếu do A. địa hình có độ dốc lớn, nước mưa nhiều. B. đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. địa hình chủ yếu là đồi núi, mưa nhiều. D. khí hậu phân hóa mùa mưa và mùa khô. Câu 14. Cho biểu đồ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015 VÀ 2023 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2023) Nhận xét nào sau đây là đúng với biểu đồ trên? A. Dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong giai đoạn 2015 – 2023. B. Tỉ trọng ngành công nghiệp liên tục tăng trong giai đoạn 2015 -2023. C. Tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ tăng tỉ trọng trong giai đoạn 2015- 2023. D. Tỉ trọng thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm có tốc độ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2015- 2023. Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng với tình hình phát triển và phân bố của ngành ngoại thương ở nước ta hiện nay? A. Khoáng sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta hiện nay. B. Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á. C. Đang chú trọng vào việc xuất khẩu các mặt hàng có giá thành cao. D. Máy móc, thiết bị là nhóm hàng nhập khẩu chính hiện nay ở nước ta. Câu 16. Mục đích chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là A. tạo ra cơ cấu ngành, khai thác tốt hơn các thế mạnh, tạo nhiều hàng hóa. B. tạo sự liên kết các lãnh thổ với nhau, phát triển nhiều thành phần kinh tế. C. phân công lao động theo lãnh thổ, phát triển các vùng, đổi mới sản xuất. D. phát triển cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế, phân bố lại dân cư. Câu 17. Số tháng có nhiệt độ dưới chỉ tiêu nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu do A. vị trí gần vùng ngoại chí tuyến, gió theo hướng đông bắc, thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh.
3 B. thời gian hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh, gió mùa Đông Bắc, frông lạnh, vị trí gần xích đạo. C. gió mùa Tây Nam, thời gian hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới. D. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí gần với chí tuyến Bắc. Câu 18. Hậu quả chủ yếu của mùa lũ đến muộn và lưu lượng nước nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây là A. làm suy giảm mực nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. B. xâm nhập mặn sớm, tình trạng hạn hán vào mùa khô sâu sắc hơn. C. thiếu nước cho thau chua rửa mặn, tăng chi phí sản xuất vụ mùa. D. sạt lở đất ven sông nghiêm trọng hơn, thu hẹp diện tích canh tác. PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: “Lãnh thổ Việt Nam Tuy diện tích không rộng nhưng thiên nhiên lại rất đa dạng và có sự phân hóa phức tạp. Thiên nhiên thay đổi theo không gian ba chiều từ Bắc vào Nam từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao, đã hình thành nên nhiều khu vực tự nhiên ở các cấp phân vị khác nhau.” (Nguồn: giáo trình địa lý tự nhiên Việt Nam 2(Phần khu vực) NXB Đại học Sư phạm,2024,tr.7). a) Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao. b) Thiên Nhiên nước ta có sự phân hóa theo vĩ độ. c) Thiên Nhiên nước ta có sự phân hóa theo kinh độ. d) Sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta chỉ theo quy luật địa đới. Câu 2. Cho thông tin sau: “Vận tải hàng hoá năm 2022 sơ bộ đạt 1974,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 21,7 % so với năm trước và luân chuyển 223,4 tỉ tấn km, tăng 18,6 %, trong đó đường bộ đạt 1 576,2 triệu tấn và 89,9 tỉ tấn km; đường thuỷ nội địa đạt 302,6 triệu tấn và 31,6 tỉ tấn km; đường biển đạt 89,3 triệu tấn và 91,2 tỉ tấn.km; đường sắt đạt 5,7 triệu tấn và 4,5 tỉ tấn.km; đường hàng không đạt 281,9 nghìn tấn và 6,1 tỉ tấn.km3. (Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê năm 2022, tr.853) a) Năm 2022, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng nhiều hơn luân chuyển. b) Về khối lượng vận chuyển: đường bộ lớn nhất, đường sắt nhỏ nhất. c) Về khối lượng luân chuyển: đường biển lớn nhất, đường hàng không nhỏ. d) Nước ta có nhiều loại hình vận tải tham gia vận chuyển hàng hoá. Câu 3. Cho thông tin sau: “Giao thông vận tải ở Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, hiện đại, khi đồng bộ và có đủ các loại hình. Năm 2021, so với cả nước, tỉ trọng khối lượng hàng hoá của vùng chiếm trên 36 % và tỉ trọng khối lượng hành khách vận chuyển chiếm gần 45%. a) Vùng ĐBSH có khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển lớn, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. b) Mạng lưới giao thông của vùng ĐBSH phát triển khá toàn diện, gồm đủ các loại hình: đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ nội địa và đường biển. c) Loại hình đường thuỷ nội địa có khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Hồng. d) Vận tải đường hàng không của vùng có khối lượng hàng hoá vận chuyển nhỏ nhất. Câu 4. Cho biểu đồ sau: