PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT.docx

PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VC CÁC CHẤT QUA MSC Câu 1. Ví dụ nào dưới đây đã ứng dụng đặc điểm từng loại môi trường vào bảo quản thực phẩm trong đời sống? A. Đóng hộp. B. Làm mứt. C. Bảo quản trong tủ lạnh. D. Phơi khô. Câu 2. Tế bào bạch cầu “nuốt” vi khuẩn là ví dụ của hình thức A. xuất bào. B. vận chuyển thụ động. C. vận chuyển chủ động. D. thực bào. Câu 3. Khi uống thuốc các chất đi vào tế bào bằng phương thức nào? A. Đi vào thụ động. B. Đi vào chủ động C. Đi vào cả bằng cách chủ động và thụ động. D. Đi vào bằng cách nhập bào. Câu 4. Dựa vào hình vẽ trên cho biết các hình thức vận chuyển qua màng sinh chất tương ứng là A. (1): Khuếch tán qua lớp phospholipid kép, (2): Khuếch tán qua kênh protein(3): Vận chuyển chủ động. B. (1): Khuếch tán qua lớp phospholipid kép, (2): Vận chuyển chủ động. (3): Khuếch tán qua kênh protein. C. (1): Vận chuyển chủ động, (2): Khuếch tán qua lớp phospholipid kép. (3): Khuếch tán qua kênh protein. D. (1): Vận chuyển chủ động, (2): Khuếch tán qua kênh protein. (3): Khuếch tán qua lớp phospholipid kép. Câu 5. Ví dụ nào sau đây là phương thức vận chuyển chủ động? A. Tái hấp thu các chất trong thận. B. Máu được tim bơm đi nuôi cơ thể. C. Gan tiết mật để tiêu hóa chất béo. D. Phế nang trao đổi khí trong máu. Câu 6. Những chất nào sau đây không khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất? (1) Nước, (2) khí NO, (3) Ba 2+ , (4) Na + , (5) glucose, (6) rượu, (7) O 2 , (8) saccharose. A. (1), (5), (7), (8). B. (1), (3), (4), (5), (8). C. (4), (6), (7), (8). D. (1), (3), (6), (7), (8). Câu 7. Cho thông tin ở bảng sau: Quá trình Đặc điểm 1. Vận chuyển chủ động  2. Vận chuyển thụ động a. Có các kênh protein màng b. Tiêu tốn năng lượng c. Có 2 con đường khuếch tán d. Có 1 con đường khuếch tán Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí?  A. 1 – abd; 2 - ac B. 1 – abd; 2 – ab C. 1 – abc; 2 - ad D. 1 – ab; 2 – acd
Câu 8. Hình bên mô tả ba hình thức vận chuyển qua màng tế bào. Hãy cho biết đâu là sự khuếch tán có sử dụng chất mang? A. Số 1. B. Số 3. C. Số 1 và 2. D. Số 2. Đáp án D - Đặc điểm của khuếch tán là chất tan được di chuyển theo chiều nồng độ (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng Câu 9. Nhập bào là phương thức vận chuyển A. chất có kích thước nhỏ và mang điện. B. chất có kích thước nhỏ và phân cực. C. chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước. D. chất có kích thước lớn. Câu 10. Hình bên mô tả hiện tượng gì? A. Xuất bào. B. Nhập bào. C.Vận chuyển thụ động. D. Vận chuyển chủ động. Câu 11. Hiện tượng nào sau đây là ví dụ của cơ chế vận chuyển thụ động? A. Khi nhai cơm lâu sẽ cảm thấy ngọt. B. Nước sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. C. O 2 từ phế nang vào mao mạch phổi. D. Tim bơm máu đi khắp cơ thể. Câu 12. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan A. cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào. B. bằng nồng độ chất tan trong tế bào. C. thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào. D. luôn ổn định. Câu 13. Trong môi trường nhược trương, tế bào nào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ?
A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào nấm men. C. Tế bào thực vật. D. Tế bào vi khuẩn. Câu 14. Cho thông tin ở bảng sau: Môi trường Đặc điểm 1. Ưu trương  2. Nhược trương 3. Đẳng trương a. Glucose 5% b. NaCl 0.9% c. NaCl 20% d. Glucose 1% Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí?  A. 1 – d; 2 – c; 3 - ab B. 1 – c; 2 – b; 3 - ad C. 1 – c; 2 – d; 3 - ab D. 1 – b; 2 – d; 3 – ac Câu 15. Hình bên mô tả hiện tượng gì? A. Xuất bào. B. Nhập bào. C.Vận chuyển thụ động. D. Vận chuyển chủ động. Câu 16. Cho thông tin ở bảng sau: Các kiểu vận chuyển Đặc điểm 1.Khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép  2.Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng  3.Khuếch tán qua kênh protein đặc hiệu a. Nước b. CO 2 c. O 2 d. Glucid Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí?  A. 1 – d; 2 – c; 3 - ab B. 1 – c; 2 – b; 3 - ad C. 1 – c; 2 – d; 3 - ab D. 1 – bc; 2 – d; 3 - ac Câu 17. Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng ……(1)……. Từ/Cụm từ (1) là: A. Hòa tan trong dung môi. B. Thể rắn. C. Thể nguyên tử. D. Thể khí. Câu 18. Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế …..(1)….. Từ/Cụm từ (1) là: A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động. C. thẩm tách.
D. thẩm thấu. Câu 19. Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ ………(1)…….. Từ/Cụm từ (1) là: A. sự biến dạng của màng tế bào. B. bơm protein và tiêu tốn ATP. C. sự khuếch tán của các ion qua màng. D. kênh protein đặc biệt là “aquaporin”. Câu 20. Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua ………(1)……. Từ/Cụm từ (1) là: A. Kênh protein đặc biệt. B. Các lỗ trên màng. C. Lớp kép phospholipid. D. Kênh protein xuyên màng. Câu 21. Nhóm chất dễ dàng đi qua màng tế bào nhất là nhóm chất tan trong ……(1)….. và có kích thước ……(2)…… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – Nước; 2 – Nhỏ B. 1 – Dầu; 2 – Lớn C. 1 – Nước; 2 – Lớn D. 1 – Dầu; 2 – Nhỏ A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ. B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn. C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ. D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn. Câu 22. Chất O 2 , CO 2 đi qua màng tế bào bằng phương thức …….(1)…… Từ/Cụm từ (1) là: A. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid. B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào. C. Nhờ kênh protein đặc biệt. D. Vận chuyển chủ động. Câu 23. Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử …….(1)…… Từ/Cụm từ (1) là: A. protein xuyên màng. B. phospholipid. C. protein bám màng. D. cholesteron. Câu 24. Hiện tượng thẩm thấu là.......(1)……. Từ/Cụm từ (1) là: A. sự khuếch tán của các chất qua màng. B. sự khuếch tán của các ion qua màng. C. sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng. D. sự khuếch tán của chất tan qua màng. Câu 25. Nếu màng của lyzoxom bị vỡ thì hậu quả sẽ là A.tế bào mất khả năng phân giải các chất độc hại. B. tế bào bị chết do tích lũy nhiều chất độc. C. hệ enzyme của lyzoxom sẽ bị mất hoạt tính. D. tế bào bị hệ enzyme của lyzoxom phân hủy.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.