Nội dung text C4_B2_ TIA PHÂN GIÁC.doc
Tuần .............. Ngày soạn:..….. Tiết .................. Ngày dạy: ......... Bài 2. TIA PHÂN GIÁC ( Thời lượng: 3 tiết ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được tia phân giác của góc 2. Kĩ năng - Vẽ được tia phân giác của góc bằng dụng cụ học tập - Tính được số đo của góc nhờ định nghĩa tia phân giác của góc 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. 4. Năng lực chú trọng: Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết được các vấn đề - Vẽ được hình theo cách diễn đạt của bài toán, cụ thể là vẽ góc cho biết số đo, vẽ tia phân giác của góc, vẽ hai góc kề bù - Tính được số đo của góc liên quan đến tia phân giác, hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh, hai góc kề nhau - Giải quyết được các bài tập liên quan đến thực tế về tia phân giác của góc Năng lực tư duy và lập luận toán học: - Hs phân tích được đề bài toán để vẽ hình, kết hợp được với các kiến thức đã học, phân tích điều đã cho để giải quyết bài toán. Năng lực giao tiếp toán học: - Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận, tương tác với bạn cùng nhóm và trước lớp để tìm ra được cách giải bài toán - Đọc tốt các kí hiệu toán học, trình bày được lời giải bài toán bằng kí hiệu Toán học Năng lực tính toán: Tính toán chính xác Năng lực mô hình hóa Toán học: Vẽ được hình từ bài toán đã cho, chuyển được một số bài toán thực tế đơn giản sang hình học. Năng lực sử dụng công cụ Toán học: - Sử dụng tốt các công cụ đo, vẽ 5. Tích hợp toán học và cuộc sống: Vận dụng được kiến thức tia phân giác vào cuộc sống II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: - KHBD, Bài giảng điện tử - Một số dụng cụ cắt, gấp thủ công: kéo, bìa, giấy màu 2. Chuẩn bị của học sinh: - Các kiến thức đã học, bài tập được giáo viên giao về nhà - Một số dụng cụ cắt, gấp thủ công: kéo, bìa, giấy màu III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TIẾT 1. A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. a.Mục tiêu: giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về tính chất chia đôi một góc của tia phân giác b.Nội dung: Trả lời các câu hỏi của HĐKĐ c.Sản phẩm: Kết quả của các câu hỏi d. Tổ chức thực hiện NỘI DUNG SẢN PHẨM * Giáo viên giao nhiệm vụ học tập: HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi * HS Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát hình vẽ, suy nghĩ để trả lời câu hỏi * Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi, * Kết luận, nhận định: GV cùng các bạn theo dõi, đánh giá, nhận xét, động viên, khích lệ câu trả lời của HS. GV ghi nhận mọi câu trả lời, muốn biết đúng sai, học xong bài này sẽ rõ. C B D P A Khi làm con diều như hình trên thì tia DB nằm ở vị trí nào của ADC A.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC . NỘI DUNG 1 a.Mục tiêu: giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về cách tạo lập tia chia đôi một góc b.Nội dung: Trả lời các câu hỏi của HĐKP 1 c.Sản phẩm: Kết quả của các câu hỏi d. Tổ chức thực hiện NỘI DUNG SẢN PHẨM * Giáo viên giao nhiệm vụ học tập: 1. Tia phân giác của một góc:
HS thực hiện cá nhân gấp giấy theo nội dung câu hỏi của HĐKP * HS Thực hiện nhiệm vụ HS vẽ hình ra giấy, gấp giấy, quan sát và trả lời câu hỏi * Báo cáo, thảo luận Trả lời câu hỏi, trình bày sản phẩm trước lớp. * Kết luận, nhận định: GV cùng các bạn theo dõi, đánh giá, nhận xét, động viên, khích lệ câu trả lời của HS. GV chốt kiến thức định nghĩa tia phân giác. * Giáo viên giao nhiệm vụ học tập: HS theo dõi hình vẽ và thực hiện cá nhân theo nội dung câu hỏi TH1 * HS Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi HĐKP 1: Vẽ góc xOy lên 1 tờ giấy như trong hình 1a, gấp giấy sao cho cạnh Oy trùng với cánh Ox, nếp gấp cho ta vị trí của tia Oz. Theo em tia Oz đã chia góc xOy thành 2 góc như thế nào y x O ĐỊNH NGHĨA: Tia phân giác của một góc là tia xuất phát từ đỉnh của góc, đi qua 1 điểm trong của góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau. VÍ DỤ 1: O A B C OB là tia phân giác của AOC z y x O Oz là tia phân giác của xOy THỰC HÀNH 1: Tìm tia phân giác của góc AOC và góc COB trong hình 3
* Báo cáo, thảo luận Trả lời câu hỏi * Kết luận, nhận định: GV cùng các bạn theo dõi, đánh giá, nhận xét, động viên, khích lệ câu trả lời của HS * Giáo viên giao nhiệm vụ học tập: HS theo dõi hình vẽ và thực hiện cặp đôi theo nội dung câu hỏi VD1 * HS Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận theo cặp đôi để đưa ra câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trả lời câu hỏi * Kết luận, nhận định: GV cùng các bạn theo dõi, đánh giá, nhận xét, động viên, khích lệ câu trả lời của HS VẬN DỤNG 1: Em hãy cho biết khi cân thăng bằng thì kim ở vị trí nào của góc AOB NỘI DUNG 2 a.Mục tiêu: giúp học sinh khám phá ra cách vẽ tia phân giác bằng thước đo góc. b.Nội dung: Trả lời các câu hỏi của HĐKP 2 c.Sản phẩm: Kết quả của các câu hỏi d. Tổ chức thực hiện NỘI DUNG SẢN PHẨM * Giáo viên giao nhiệm vụ học tập: HS theo dõi hình vẽ và thực hiện nhóm 4 theo nội dung câu hỏi HĐKP2 * HS Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời * Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trả lời câu hỏi * Kết luận, nhận định: GV cùng các bạn theo dõi, đánh giá, nhận xét, động viên, khích lệ câu trả lời của HS. GV chốt kiến thức cách vẽ tia phân giác. 2. Cách vẽ tia phân giác: HĐKP 2: Trong hình 5, nếu tia oz là tia phân giác của góc xOy thì số đo góc xOy bằng bao nhiêu độ? x y z 320 O VÍ DỤ 2: Xem SGK/ 74 THỰC HÀNH 2: Vẽ một góc có số đo bằng 60 0 rồi vẽ tia phân giác của góc đó.