Nội dung text ĐỀ + HDG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÔ HẤP ĐV.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÔ HẤP Ở ĐV Câu 1. Động tác hít vào ở cá muốn nói đến cử động đưa nước vào miệng và khe mang. Theo nguyên tắc nước sẽ đi từ nơi có áp suất ……(1)..... đến nơi có áp suất ……(2).... Khi thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng …..(3)....., nước tràn qua miệng vào khoang miệng. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – cao; 2 – thấp; 3 - tăng B. 1 – thấp; 2 – cao; 3 - tăng C. 1 – cao; 2 – thấp; 3 - giảm D. 1 – thấp; 2 – cao; 3 - giảm Câu 2. Trao đổi khí là quá trình cơ thể động vật lấy ….(1)..... từ môi trường vào cơ thể và thải …(2)...... từ cơ thể ra môi trường. Cụm từ (1) và (2) lần lượt là: A. CO 2 và O 2 B. O 2 và SO 2 C. O 2 và CO 2 D. CO 2 và O 2 Câu 3. Chim, thú và …(1)… thông khí nhờ áp suất …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – côn trùng; 2 – âm. B. 1 – côn trùng; 2 – dương. C. 1 – bò sát; 2 – âm. D. 1 – bò sát; 2 – dương. Câu 4. Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây: diện tích bề mặt …(1)…, có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí, …(2)… và luôn ẩm ướt. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – lớn; 2 – dày. B. 1 – lớn; 2 – mỏng. C. 1 – nhỏ; 2 – mỏng. D. 1 – nhỏ; 2 – dày. Câu 5. Nồng độ O 2 khi thở ra …(1)… hơn so với hít vào phổi là do một lượng O 2 đã …(2)… vào máu trước khi ra khỏi phổi. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – thấp; 2 – khuếch tán. B. 1 – thấp; 2 – thẩm thấu. C. 1 – cao; 2 – khuếch tán. D. 1 – cao; 2 – thẩm thấu. Câu 6. Nồng độ CO 2 thở ra …(1)… hơn so với hít vào vì một lượng CO 2 khuếch tán từ …(2)… vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – thấp; 2 – mao mạch phổi. B. 1 – thấp; 2 – động mạch phổi. C. 1 – cao; 2 – mao mạch phổi. D. 1 – cao; 2 – động mạch phổi. Câu 7. Động tác thở của côn trùng được thực hiện nhờ sự …(1)… của …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – nhu động; 2 – hệ tiêu hóa. B. 1 – nhu động; 2 – thành bụng. C. 1 – co dãn; 2 – hệ tiêu hóa. D. 1 – co dãn; 2 – thành bụng. Câu 8. Khi cá thở: cửa miệng …(1)…, thềm miệng …(2)…, nắp mang …(3)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là: A. 1 – đóng; 2 – hạ xuống; 3 – đóng. B. 1 – đóng; 2 – nâng lên; 3 – mở. C. 1 – mở; 2 – nâng lên; 3 – mở. D. 1 – mở; 2 – hạ xuống; 3 – đóng. Câu 9. Khi cá thở ra, thể tích khoang miệng …(1)…, áp suất trong khoang miệng …(2)… nước từ khoang miệng đi qua mang. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – giảm; 2 – giảm. B. 1 – giảm; 2 – tăng. C. 1 – tăng; 2 – tăng. D. 1 – tăng; 2 – giảm. Câu 10. Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O 2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều liên tục qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch …(1)… và …(2)… với dòng nước. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:
A. 1 – xuyên ngang; 2 – cùng chiều. B. 1 – xuyên ngang; 2 – ngược chiều. C. 1 – song song; 2 – cùng chiều. D. 1 – song song; 2 – ngược chiều. Câu 11. Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức …(1)… (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – thấp; 2 – qua bề mặt cơ thể. B. 1 – thấp; 2 – bằng hệ thống ống khí. C. 1 – cao; 2 – qua bề mặt cơ thể. D. 1 – cao; 2 – bằng hệ thống ống khí. Câu 12. …(1)… và một số chân khớp trên cạn có hình thức hô hấp bằng …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – Bò sát – phổi. B. 1 – Bò sát; 2 – hệ thống ống khí. C. 1 – Côn trùng; 2 – phổi. D. 1 – Côn trùng; 2 – hệ thống ống khí. Câu 13. Ở cá xương, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí …(1)… với dòng nước là hệ thống mao mạch trên …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – trực tiếp – cung mang. B. 1 – trực tiếp; 2 – phiến mang. C. 1 – gián tiếp; 2 – cung mang. D. 1 – gián tiếp; 2 – phiến mang. Câu 14. Sự thông khí ở phổi của …(2)… nhờ sự nâng lên, hạ xuống của …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – chim – các cơ hô hấp. B. 1 – chim; 2 – thềm miệng. C. 1 – lưỡng cư; 2 – các cơ hô hấp. D. 1 – lưỡng cư; 2 – thềm miệng. Câu 15. Phổi thú có hiệu quả hô hấp …(1)… hơn phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi có rất nhiều …(2)…, diện tích bề mặt trao đổi khí …(3)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là: A. 1 – thấp; 2 – phế nang; 3 – nhỏ. B. 1 – thấp; 2 – túi khí; 3 – nhỏ. C. 1 – cao; 2 – phế nang; 3 – lớn. D. 1 – cao; 2 – túi khí; 3 – lớn. Câu 16. Một người có sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc thì người này lặn được lâu hơn vì khi chủ động thở nhanh và sâu thì làm …(1)… hàm lượng CO 2 trong máu làm …(2)… kích thích lên trung khu hô hấp. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – giảm; 2 – chậm. B. 1 – giảm; 2 – nhanh. C. 1 – tăng; 2 – chậm. D. 1 – tăng; 2 – nhanh. Câu 17. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng: 1. Trao đổi khí qua mang a. O 2 và CO 2 được khuếch tán qua màng các phế nang trong phổi. 2. Trao đổi khí qua ống khí b. O 2 trong không khí khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể. 3. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể c. O 2 và CO 2 được khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào hoặc lớp biểu bị bao quanh cơ thể. 4. Trao đổi khí qua phổi d. O 2 hoà tan trong nước được khuếch tán vào máu, CO 2 từ máu khuếch tán vào nước khi nước chảy giữa các phiến mỏng của mang. A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. B. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a. C. 1-d, 2-b, 3-c, 4-a. D. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b. Câu 18. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng: 1. Trao đổi khí qua phổi a. Châu chấu, bướm, kiến. 2. Trao đổi khí qua mang b. Cá, cua, trai. 3. Trao đổi khí qua ống khí c. Giun đất, đỉa, rươi. 4. Trao đổi khí qua bề mặt cơ d. Chó, lợn, thỏ.
thể A. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b. B. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c. C. 1-d, 2-b, 3-c, 4-a. D. 1-d, 2-c, 3-a, 4-b. Câu 19. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng: 1. CO a. Gây nguy cơ ung thư phổi, họng miệng. 2. Nicotin b. Gây nghiện, tăng nhịp tim, tăng huyết áp. 3. Tar giữa các phiến mỏng của mang. c. Làm giảm khả năng vận chuyển O 2 trong máu. 4. Các chất gây kích thích lên hệ hô hấp (hydrogen cyanide, acrolein,..) d. Gây tiết nhiều dịch nhày dẫn đến viêm, hẹp đường dẫn khí. A. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d. B. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c. C. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a. D. 1-d, 2-c, 3-a, 4-b. Câu 20. Hô hấp ở động vật gồm: A.Trao đổi khí và hô hấp tế bào. B.Trao đổi khí và thải khí độc. C.Hô hấp ngoài và thải khí độc. D.Trao đổi khí và hô hấp nội bào. Hướng dẫn giải Hô hấp ở động vật bao gồm hai quá trình: trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào. Đáp án A. Câu 21. Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật? A.Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O 2 và CO 2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. B.Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O 2 và CO 2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. C.Không có sự lưu thông khí, O 2 và CO 2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. D.Không có sự lưu thông khí, O 2 và CO 2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí. Hướng dẫn giải Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O 2 và CO 2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. Đáp án B. Câu 22. Trao đổi khí là quá trình cơ thể động vật lấy …. từ môi trường vào cơ thể và thải ….. từ cơ thể ra môi trường. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: A. CO 2 và O 2 B. O 2 và SO 2 C. O 2 và CO 2 D. CO 2 và O 2 Hướng dẫn giải Trao đổi khí với môi trường: Cơ thể động vật lấy O 2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO 2 từ cơ thể ra môi trường. Đáp án C. Câu 23. Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình trao đổi khí với môi trường ở động vật? A.Được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí. B.O 2 được vận chuyển chủ động từ môi trường ngoài vào. C.Năng lượng hóa học có trong chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP. D.CO 2 được thẩm thấu từ tế bào ra môi trường.
Hướng dẫn giải Trao đổi khí được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí. Bề mặt trao đổi khí là bộ phận của cơ thể, ở đó O 2 khuếch tán từ môi trường ngoài vào tế bào còn CO 2 khuếch tán từ tế bào ra môi trường. Đáp án A. Câu 24. Phát biểu nào sao đây không đúng về quá trình hô hấp tế bào? A.Năng lượng hóa học có trong chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP. B.Quá trình này cần O 2 và sản sinh ra CO 2. C.O 2 được khuếch tán từ môi trường ngoài vào. D.CO 2 sinh ra được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí. Hướng dẫn giải Trong quá trình hô hấp tế bào ở động vật, năng lượng hoá học có trong các hợp chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP để cung cấp cho tất cả các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Quá trình này cần O 2 và sản sinh ra CO 2 . Đáp án C. Câu 25. Ý nào sau đây về nồng độ O 2 và CO 2 là không đúng? A.Nồng độ O 2 tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể. B.Trong tế bào, nồng độ CO 2 cao so với ở ngoài cơ thể. C.Nồng độ O 2 và CO 2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể. D.Trong tế bào, nồng độ O 2 thấp còn CO 2 cao hơn so với ở ngoài cơ thể. Hướng dẫn giải Trong tế bào, nồng độ O 2 thấp còn CO 2 cao so với ở ngoài cơ thể, do đó O 2 khuếch tán từ ngoài vào trong, CO 2 khuếch tán từ trong ra ngoài Đáp án C. Câu 26. Số ý đúng khi nói về đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? 1. Diện tích bề mặt lớn. 2. Mỏng và luôn ẩm ướt. 3. Có nhiều mao mạch. 4. Có sự lưu thông khí. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Hướng dẫn giải Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây: + Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn. + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng. + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng. Đáp án D. Câu 27. Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí, hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào? 1. Diện tích bề mặt lớn 2. Mỏng và luôn ẩm ướt 3. Có rất nhiều mao mạch 4. Có sắc tố hô hấp