PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 10 - CẤP HUYỆN.docx

1 ĐỀ 10 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN PHẦN HÓA HỌC 9 (KHTN 9.2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Công thức chung của oxide kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm I là A. R 2 O 3 . B. RO 2 . C. R 2 O. D. RO. Câu 2. Dung dịch ZnSO 4 có lẫn tạp chất CuSO 4 , dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch ZnSO 4 ? A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 3. Cho oxide Fe 3 O 4 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Sản phẩm thu được gồm dung dịch A. FeCl 3 . B. FeCl 2 . C. FeCl 3 ; HCl. D. FeCl 2 ; FeCl 3 . Câu 4. Kim loại sắt có thể tác dụng được với dung dịch muối nào sau đây A. CuSO 4 . B. ZnSO 4 . C. Na 2 SO 4 . D. MgSO 4 . Câu 5. Nhóm chứa những khí thải đều có thể xử lí bằng Ca(OH) 2 dư là: A. NO 2 , CO 2 , NH 3 , Cl 2 . B. CO 2 , SO 2 , H 2 S, Cl 2 . C. CO 2 , C 2 H 2 , H 2 S, Cl 2 . D. HCl, CO 2 , C 2 H 4 , SO 2 . Câu 6. Hãy cho biết dãy chất nào sau đây đều tác dụng với Ba(OH) 2 ? A. NaCl, Fe 2 (SO 4 ) 3 , Na 2 SO 3 và SO 2 . B. H 2 S, Na 2 SO 4 , KOH và HNO 3 . C. Na 2 SO 4 , NaHCO 3 , FeCl 3 và NH 4 Cl. D. Na 2 CO 3 , NaNO 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 và HCl. Câu 7. CO 2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO 2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây? A. Đám cháy do xăng, dầu. B. Đám cháy nhà cửa, quần áo. C. Đám cháy do magnesium hoặc aluminium. D. Đám cháy do khí gas. Câu 8. Cho ba mẫu phân bón sau: phân kali (KCl), phân đạm (NH 4 NO 3 ) và phân lân (Ca(H 2 PO 4 ) 2 ). Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các mẫu phân trên? A. Dung dịch Ba(OH) 2 . B. Dung dịch AgNO 3 . C. Quỳ tím. D. Phenolphtalein. Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng: X  Y  Z  T. Mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là? A. Fe, FeCl 2 , FeCl 3 , CuCl 2 . B. Al 2 O 3 , AlCl 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 , Al. C. Ca, CaO, CaCO 3 , CuCl 2 . D. NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , NaNO 3 , NaCl. Câu 10. Đốt nóng một tờ giấy bạc làm bằng nhôm thấy phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên, thí nghiệm trên chứng tỏ nhôm có tính chất A. dẫn điện. B. dẫn nhiệt. C. ánh kim. D. tính dẻo. Câu 11. Hãy hoàn thành đoạn sau: .... (1) ....và ... (2) ... đều là hợp kim của Iron với carbon và một số nguyên tố khác nhưng trong gang carbon chiếm từ ... (3) ..., còn trong thép hàm lượng carbon ... (4)... Các số 1;2;3;4 lần lượt là: A. gang; thép; 2-5%; dưới 2%. B. gang; thép; 2-5%; trên 2%. C. gang; thép; 3-6%; dưới 2%. D. gang; thép; dưới 2%; trên 2%. Câu 12. Cho sơ đồ: Kim loại X; Y lần lượt là: A. Al; Zn. B. Fe; Al. C. Al; Cu. D. Al; Mg.

3 2. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: Al 2 O 3 , CuO, AlCl 3 , CuCl 2 mà lượng của mỗi chất không đổi so với ban đầu. Câu 3. (2,0 điểm). 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học (nếu có) trong các trường hợp sau: a. Cho kim loại barium vào dung dịch sodium hydrogensulfate. b. Đun nhẹ dung dịch HCl đặc với KMnO 4 , khí tạo thành dẫn vào bình chứa dung dịch NaOH có sẵn phenolphtalein. 2. Biết rằng dung dịch carbon dioxide có thể hoà tan đá vôi theo phản ứng sau: CO 2 + H 2 O + CaCO 3 → Ca(HCO 3 ) 2 a. Em hãy đưa ra lí giải về mối liên hệ giữa việc tăng hàm lượng khí CO 2 trong không khí và sự biến mất của một số rặng san hô ở đại dương. b. Nêu một số giải pháp để làm giảm lượng khí thải carbon dioxide trong khí quyển. Câu 4. (2,0 điểm). 1. Cho a gam hỗn hợp X gồm Al, MgO, MgSO 4 tan hoàn toàn trong 136,40 gam dung dịch H 2 SO 4 28,74%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa H 2 SO 4 dư có nồng độ 4,90%, muối trung hoà và 5,57775 lít H 2 (đkc). Cho 100,00 gam dung dịch Y vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được kết tủa Z và dung dịch T. Lọc lấy kết tủa Z, nung đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Sục khí CO 2 đến dư vào dung dịch T thấy thu được 7,8 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng. b. Xác định giá trị của a, b và phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X. 2. Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Ba. Na 2 O và BaO tan hoàn toàn vào nước dư, thu được dung dịch X và 2,479 lít khí H 2 (đkc). Sục từ từ đến hết 12,395 lít CO 2 (đkc) vào X, thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối và một chất kết tủa. Số mol kết tủa tạo thành phụ thuộc vào số mol CO 2 được biểu diễn bằng đồ thị sau: Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được 5,57775 lít khí (đkc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. b. Tính giá trị của m. Câu 5. (2,0 điểm). 1 . Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hoá trị n không đổi). Hoà tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư, thu được dung dịch A và V ml khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đkc). Hấp thụ hết lượng khí SO 2 sinh ra bằng 500 ml dung dịch KOH 0,16M, thu được dung dịch chứa 5,860 gam chất tan. Thêm vào m gam X một lượng kim loại M gấp 3 lần lượng kim loại M có trong X, thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy Y tan hết và thu được 1,9832 lít khí H 2 (đkc). Thêm vào m gam X một lượng Fe gấp hai lần lượng Fe có trong X, thu được hỗn hợp Z. Cho Z tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 loãng vừa đủ, thu được dung dịch B chỉ chứa 6,546 gam hỗn hợp muối trung hoà.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.