Nội dung text Chương 4 - Chủ đề 3. Hiện tượng phóng xạ - GV.docx
Chủ đề 3. HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ • Yêu cầu cần đạt (Trích từ CTGDPT Vật lí 2018): – Nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự phân rã phóng xạ. – Định nghĩa được độ phóng xạ, hằng số phóng xạ và vận dụng được liên hệ H = λN. – Vận dụng được công thức 0txxe , với x là độ phóng xạ, số hạt chưa phân rã hoặc tốc độ số hạt đếm được. – Định nghĩa được chu kì bán rã. – Mô tả được sơ lược một số tính chất của các phóng xạ α, β và γ. – Nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo. – Nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ; tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ. • Cấu trúc nội dung: I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ………………………………………………………………… Lý thuyết chung của chủ đề + Phương pháp giải kèm ví dụ. II. BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ…………………………………………… (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT) 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn 2. Câu trắc nghiệm đúng sai: 3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn : III. BÀI TẬP LUYỆN TẬP………………………………………………………………… (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT)
2. Định luật phóng xạ, độ phóng xạ 2.1. Định luật phóng xạ - Chu kì bán rã T là khoảng thời gian mà một nửa số hạt nhân hiện có sẽ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác. - Số hạt nhân (số nguyên tử) N t chưa phân rã (còn lại) sau khoảng thời gian t là: 002 t tT tNNNe Trong đó: N 0 là số hạt nhân ban đầu (t = 0). Số hạt nhân chất phóng xạ còn lại giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ. - Số hạt nhân bị phân rã là: 1000121211tttTTtttNNNNNeNNe Liên hệ giữa khối lượng hạt nhân (m) và số hạt nhân (N) là AAN AN mN A m N. . - Khối lượng hạt nhân còn lại m = 00.2. t tT mme - Khối lượng hạt nhân đã phân rã là 1000121tTmmmmme 2.2. Độ phóng xạ - Đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, kí hiệu là H, có giá bằng số hạt nhân phân rã trong một giây. Đơn vị độ phóng xạ là becơren (được lấy theo tên nhà bác học Becquerel), kí hiệu là Bq. 1 Bq = 1 phân rã/1 giây. - Hằng số phóng xạ ln2 T , đặc trưng cho chất phóng xạ đang xét. Đơn vị của là s -1 . - Độ phóng xạ sau khoảng thời gian t là: ttHN 0 t He
Trong đó H 0 là độ phóng xạ tại thời điểm ban đầu t = 0. 3. Ảnh hưởng của tia phóng xạ, biển cảnh báo phóng xạ 3.1. Ảnh hưởng của tia phóng xạ - Các tia phóng xạ có thể gây tác động mạnh tới tế bào của con người cũng như sinh vật. Vì vậy khi bị phơi nhiễm tia phóng xạ với liều lượng lớn trong một khoảng thời gian dài, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cũng như di truyền. 3.2. Biển cảnh báo phóng xạ - Mục đích cảnh báo mọi người không nên tiếp cận hoặc làm hỏng thiết bị hoặc vật chứa thiết bị phóng xạ, vì điều này rất nguy hiểm. 4. Nguyên tắc an toàn phóng xạ - Giữ khoảng cách đủ xa đối với nguồn phóng xạ. Nếu tăng gấp đôi khoảng cách từ chúng ta đến nguồn phóng xạ thì liều hấp thụ phóng xạ giảm đi 4 lần. - Cần sử dụng các tấm chắn nguồn phóng xạ đủ tốt. Tấm chắn càng dày và có khối lượng riêng càng lớn sẽ càng cản trở mạnh tia phóng xạ. - Cần giảm thiểu thời gian phơi nhiễm phóng xạ.