Nội dung text 56. Sở GDĐT Thừa Thiên Huế (Lần 1) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 2/4 – Mã đề 061 Câu 7: Chất nào sau đây là disaccharide? A. Saccharose. B. Glucose. C. Tinh bột. D. Cellulose. Câu 8: Đun nóng ester CH 3 COOC 2 H 5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. HCOONa và C 2 H 5 OH. B. C 2 H 5 COONa và CH 3 OH. C. CH 3 COONa và CH 3 OH. D. CH 3 COONa và C 2 H 5 OH. Câu 9: Có các chất sau: NaCl, Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 , HCl. Cặp chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng tạm thời? A. Ca(OH) 2 và Na 2 CO 3 . B. Na 2 CO 3 và HCl. C. NaCl và Ca(OH) 2 . D. NaCl và HCl. Câu 10: Chất béo là triester của acid béo với A. methanol. B. ethylene glycol. C. glycerol. D. ethanol. Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Khi nhiệt độ tăng thì khả năng dẫn điện của kim loại giảm. B. Các nguyên tử có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cũng đều là kim loại. C. Ở điều kiện thường, tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe. D. Trong cùng chu kì, từ trái sang phải, bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim. Câu 12: Cho các thí nghiệm sau : (1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO 4 . (3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO 4 và H 2 SO 4 loãng. (4) Thả một viên Fe vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. (5) Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời CuSO 4 và H 2 SO 4 loãng. Số thí nghiệm trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là bao nhiêu ? A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 13: Cho sơ đồ chuyền hóa : Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO 3 ; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là : A. NaHCO 3 , Ba(OH) 2 . B. Ba(HCO 3 ) 2 , Ba(OH) 2 . C. NaHCO 3 , BaCl 2 . D. CO 2 , BaCl 2 . Câu 14: Cho các chất có công thức cấu tạo sau: H 2 NCH 2 COOH (1), C 2 H 5 COOH (2), C 2 H 5 NH 2 (3), H 2 NCH 2 CH(NH 2 )COOH (4), C 6 H 5 NH 2 (5). Những chất vừa phản ứng được với acid vừa phản ứng được với base là : A. (1), (2). B. (1), (4). C. (4), (5). D. (2), (3). Câu 15: Pin Galvani được thiết lập như hình vẽ. Biết rằng thể tích của các dung dịch đều là 0,50 L, nồng độ chất tan trong dung dịch là 1,00M và E°Cu 2+ /Cu = +0,34V. Có các phát biểu sau : (a) Khối lượng điện cực zinc (Zn) giảm đúng bằng khối lượng điện cực copper (Cu) tăng. (b) Nồng độ ion SO 4 2- (aq) trong dung dịch ZnSO 4 tăng và trong dung dịch CuSO 4 giảm dần. (c) Thế điện cực chuẩn E°Zn 2+ /Zn = –0,762V. (d) Phản ứng chung xảy ra trong pin điện là : Zn(s) + Cu 2+ (aq) → Zn 2+ (aq) + Cu(s).
Trang 3/4 – Mã đề 061 Số phát biểu đúng là : A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 16: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là : A. tungsten (W). B. mercury (Hg). C. chromium (Cr). D. lead (Pb). Câu 17: Có các nhận xét sau : (a) Cho kim loại silver vào dung dịch iron (II) chloride thì thu được kết tủa silver chloride. (b) Tất cả các ion kim loại chỉ bị khử. (c) Ở điều kiện thường, tất cả kim loại đều ở thể rắn, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. (d) Các kim loại có tính khử mạnh đều khử được copper (II) ion trong dung dịch thành copper. Số nhận xét không đúng là : A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 18: Cho các polymer sau: cao su buna, tơ nylon-6,6, poly(methyl methacrylate), polyethylene, tơ olon, poly(vinyl chloride). Số polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là : A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Cho phản ứng sau: CH 3 COOH + C 2 H 5 OH ⇋ CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O (1) a) Phản ứng (1) là phản ứng ester hoá. b) Sản phẩm thu được ở phản ứng (1) có chứa acetic acid, ethyl alcohol, ethyl acetat và nước. c) Khi tăng nồng độ của C 2 H 5 OH thì cân bằng (1) dịch chuyển theo chiều thuận. d) Ban đầu, các chất phản ứng được lấy với số mol bằng nhau, chưa có sản phầm sinh ra, khi (1) đạt đến trạng thái cân bằng thì % số mol C 2 H 5 OH bị ester hoá là 66,67% (biết (1) có Kc = 4). Câu 20: Peptide X có công thức cấu tạo như sau: a) Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. b) Thủy phân X có thể thu được tối đa 5 dipeptide. c) Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được tối đa 4 muối. d) X là hexapeptide. Câu 21: Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ riêng biệt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 chất tan có nồng độ 0,1M, gồm: (NH 4 ) 2 SO 4 , K 2 SO 4 , Ba(OH) 2 , Na 2 CO 3 , HCl. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch trên cho kết quả như sau: - Dung dịch ở lọ (2) tác dụng với dung dịch ở lọ (3) có kết tủa và khí thoát ra. - Dung dịch ở lọ (2) tác dụng với dung dịch ở lọ (1) hoặc dung dịch ở lọ (4) đều có kết tủa. - Dung dịch ở lọ (4) tác dụng với dung dịch ở lọ (5) có khí thoát ra. a) Độ pH của dung dịch ở lọ (4) lớn hơn độ pH của dung dịch ở lọ (1). b) Nhỏ vài giọt phenolphthalein vào dung dịch ở lọ̣ (2), phenolphthalein chuyền sang màu hồng. c) Chất tan trong lọ (5) có trong dịch vị của dạ dày của con người. d) Cho dung dịch BaCl 2 vào dung dịch ở lọ (3), thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Câu 22: Điện phân dung dịch MSO 4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anode. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. a) Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở cathode.