Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.docx
PHẦN I : CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TẾ BÀO NHÂN THỰC Câu 1. Người ta gọi là tế bào nhân thực vì ………(1)…….. Từ/Cụm từ (1) là: A. Có hệ thống nội màng. B. Có vật chất di truyền là DNA. C. Có kích thước lớn D. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. Câu 2. Bào quan có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là ………(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Ti thể. B. Bộ máy Golgi. C. Ribosome. D. Lục lạp. Câu 3. Sinh vật nào sau đây không phải sinh vật nhân thực là ……….(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Thực vật B. Động vật C. Vi khuẩn D. Nấm Câu 4. Bào quan có cả ở tế bào động vật lẫn thực vật là ……….(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Thành tế bào. B. Lysosome C. Lục lạp D. Ti thể. Câu 5. Ở người, loại tế bào không nhân là …………..(1)………… Từ/Cụm từ (1) là: A.Tế bào gan. B. Tế bào biểu bì C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào cơ Câu 6. Trong tế bào, phần lớn nhân có dạng hình ………(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Cầu. B. Hộp chữ nhật C. Trụ D. Elip. Câu 7. Màng nhân có bản chất là lipoprotein gồm …………(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. 1 lớp phospholipid + protein B. Lớp kép phospholipid + protein C. 1 lớp protein + nucleic acid D. Lớp kép protein + nucleic acid Câu 8. Phân tử RNA sẽ đi qua cấu trúc ………..(1)……… của nhân để đi ra tế bào chất tham gia dịch mã. Từ/Cụm từ (1) là: A. Hạch nhân. B. Lớp kép phospholipid C. Lỗ màng nhân D. Chất nhiễm sắc Câu 9. Ngoài chất nhiễm sắc, dịch nhân còn có chứa …………(1)………… Từ/Cụm từ (1) là: A. Màng nhân B. Lỗ màng nhân. C. Ribosome. D. Nhân con (hạch nhân) Câu 10. Nhân con có nhiệm vụ chủ yếu là …………(1)……….. Từ/Cụm từ (1) là: A. Tổng hợp mRNA, làm khuôn cho quá trình dịch mã. B. Tổng hợp tRNA vận chuyển amino acid để dịch mã. C. Tổng hợp rRNA cấu tạo ribosome, bào quan dịch mã. D. Tổng hợp DNA cung cấp cho việc tổng hợp chất nhiễm sắc.
Câu 11. Khi chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch M vào trứng (đã bị mất nhân) của loài ếch N. Nuôi cấy tế bào này phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh mang đặc điểm của ……….(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Loài M. B. Loài M và N. C. Loài N. D. Loài mới. Câu 12. Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào bằng cách là ……………(1)…………… Từ/Cụm từ (1) là: A. Ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động. B. Thực hiện tự nhân đôi DNA và nhân đôi NST để tiến hành phân bào. C. Điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng. D. Thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con. Câu 13. Ribosome được cấu tạo chủ yếu từ ………..(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. tRNA + protein B. rRNA + protein C. mRNA + protein D.DNA+ protein Câu 14. Ở sinh vật nhân thực, cấu trúc ……..(1)………. không hoặc có rất ít ribosome. Từ/Cụm từ (1) là: A. Lưới nội chất trơn B. Lưới nội chất hạt C. Tế bào chất D.Ti thể, lục lạp. Câu 15. Trong tế bào nhân thực, chức năng của ribosome là ………(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Quang hợp B. Hô hấp tế bào. C. Tổng hợp protein (dịch mã). D. Tổng hợp lipid. Câu 16. Ribosome là bào quan có …………(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Không có màng bao bọc B. Có 1 lớp màng bao bọc (màng đơn) C. Có 2 lớp màng bao bọc (màng kép). D. Có rất nhiều màng bao bọc Câu 17. Khác với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực còn có ribosome loại ……….(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. 70S B. 50S C. 80S. D. 30S. Câu 18. Lưới nội chất có nguồn gốc từ …………(1)……….. Từ/Cụm từ (1) là: A. Nhân tế bào B. Ti thể, lục lạp C. Bộ máy Golgi D. Màng sinh chất, màng nhân. Câu 19. Lưới nội chất hạt khác lưới nội chất trơn ở điểm là ……….(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Có chứa phospholipid. B. Có đính ribosome. C. Có chứa protein. D. Có chứa DNA. Câu 20. Ribosome đính ở lưới nội chất hạt chủ yếu là loại …………(1)……….. Từ/Cụm từ (1) là: A. 80S B. 70S C. 50S D. 30S Câu 21. Chức năng của lưới nội chất hạt là ……….(1)………..
Từ/Cụm từ (1) là: A. Tổng hợp các loại lipid cấu tạo nên màng sinh chất. B. Tổng hợp các loại protein nội bào và protein tiết. C. Chuyển hóa đường và khử độc cho tế bào. D. Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. Câu 22. Lưới nội chất hạt có khả năng tổng hợp protein vì có chứa ……….(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. RNA. B. Cholesterol. C. Lipid D. Ribosome Câu 23. Chức năng của lưới nội chất trơn là ……….(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Tổng hợp các loại protein nội bào và protein tiết. B. Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. C. Tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và khử độc cho tế bào. D. Mang, bảo quan và lưu trữ thông tin di truyền cho tế bào. Câu 24. Cấu trúc ……(1)…….. có màng thông với màng nhân. Từ/Cụm từ (1) là: A. Lưới nội chất hạt. B. Lưới nội chất trơn C. Bộ máy Golgi D. Màng sinh chất Câu 25. Ở những người thường xuyên uống rượu, tế bào gan sẽ có hệ thống …….(1)……… phát triển. Từ/Cụm từ (1) là: A. Nhân B. Lưới nội chất trơn C. Lưới nội chất hạt D. Lục lạp Câu 26. Ở người, loại tế bào ……….(1)………. có hệ thống lưới nội chất hạt phát triển nhất. Từ/Cụm từ (1) là: A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ. Câu 27. Bộ máy Golgi có cấu trúc là ………(1)……… Từ/Cụm từ (1) là: A. Một chồng túi màng dẹp thông với nhau. B. Một hệ thống ống dẹp xếp cạnh nhau thông với nhau. C. Một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách rời. D. Một chồng túi màng và xoang dẹp thông với nhau Câu 28. Bộ máy Golgi phân phối các sản phẩm đã hoàn thiện của tế bào đến các vị trí khác nhau thông qua ……….(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Ribosome. D. Túi tiết. Câu 29. Sử dụng lysine đánh dấu để theo dõi sự di chuyển của một loại enzyme sau khi tiêm vào tế bào. Kết quả quan sát cho thấy, 10 phút sau khi tiêm, enzyme có mặt ở ……..(1)………, sau hơn 3 phút nữa enzyme có mặt ở …………(2)………… và sau 180 phút thì enzyme xuất hiện và định khu ở ………..(3)……… Các cấu trúc (1), (2) và (3) lần lượt là A. 1 – ribosome; 2 - lưới nội chất; 3 - lysosome. B. 1 - lưới nội chất hạt; 2 - bộ máy Golgi; 3 - lysosome. C. 1 - lưới nội chất; 2 - bộ máy Golgi; 3 - lysosome. D. 1 - lưới nội chất; 2 – lysosome; 3 - màng sinh chất.
Câu 30. Ở động vật, bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào là..........(1).......... Từ/Cụm từ (1) là: A. lục lạp. B. ribosome. C. ti thể. D. nhân. Câu 31. Ti thể là bào quan được bao bọc bởi ……………(1)…………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Không có màng bao bọc B. Có 1 lớp màng bao bọc (màng đơn) C. Có 2 lớp màng bao bọc (màng kép). D. Có rất nhiều màng bao bọc Câu 32. Thành phần chủ yếu của ti thể là ……..(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Lớp màng kép và vùng nhân. B. Lớp màng kép và chất nền ti thể C. Lớp màng đơn và vùng nhân. D. Lớp màng đơn và chất nền ti thể Câu 33. là ………….(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. Màng trong trơn nhẵn, màng ngoài gấp khúc. B. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc. C. Màng Đặc điểm lớp màng của ti thể trong và màng ngoài đều trơn nhẵn. D. Màng trong và màng ngoài đều gấp khúc. Câu 34. Màng trong ti thể chứa nhiều ……..(1)…….. Từ/Cụm từ (1) là: A. Enzyme hô hấp. B. Enzyme quang hợp. C. Vitamin. D. Hormone. Câu 35. Ở người, loại tế bào ………(1)…….… chứa nhiều ti thể nhất. Từ/Cụm từ (1) là: A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào gan. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào thần kinh. Câu 36. Ở người, loại tế bào ……….(2)……….. không chứa ti thể. Từ/Cụm từ (1) là: A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào gan. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào kẽ tinh hoàn. Câu 37. Ở thực vật, loại tế bào ……..(1)……. không chứa ti thể. Từ/Cụm từ (1) là: A. Tế bào lá. B. Tế bào lông hút ở rễ C. Tế bào mô phân sinh D. Tế bào mạch gỗ, mạch rây Câu 38. Thuyết “nội cộng sinh” cho rằng ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn dị dưỡng cộng sinh với tế bào nhân thực là vì ti thể có …………(1)………. Từ/Cụm từ (1) là: A. DNA dạng vòng, ribosome 70S giống vi khuẩn. B. Lớp màng kép, màng trong gấp khúc giống vi khuẩn. C. DNA dạng vòng, ribosome 80S giống vi khuẩn.. D. DNA dạng thẳng, ribosome 70S giống vi khuẩn. Câu 39. DNA của loại bào quan ………..(1)……… có thể dùng định danh, phân tích sự tiến hóa phân tử và phát sinh các loài động vật.