PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text cac-dang-bai-tap-mot-so-yeu-to-xac-suat-toan-9-chan-troi-sang-tao.pdf

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo https://www.facebook.com/truong.ngocvy.509/ Trang 1 Trương Ngọc Vỹ 0978 333 093 CHƯƠNG 8 MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT BÀI 1 KHÔNG GIAN MẪU VÀ BIẾN CỐ 1. Không gian mẫu Có những phép thử mà tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó hoàn toàn xác định. Tuy nhiên, các kết quả xảy ra có tính ngẫu nhiên, ta có thể không thể đoán trước được. 2. Biến cố Khi thực hiện phép thử, một biến cố có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Mỗi kết quả có thể của phép thử làm cho biến cố xảy ra được gọi là một kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Bài 1. Hộp thứ nhất có 1 viên bi xanh. Hộp thứ hai có 1 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Bạn Xuân lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ nhất. Bạn Thu lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ hai. a) Phép thử của bạn Xuân có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? b) Phép thử của bạn Thu có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? Bài 2. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Tại sao? a) Chọn ra lần lượt hai tấm thẻ từ hộp có 2 tấm thẻ như hình 1a. b) Chọn bất kì 1 quyển sách từ giá như hình 1b. c) Chọn 1 cây bút chì từ ống bút như hình 1c. Bài 3. Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Xét phép thử “Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp”. a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. b) Viết không gian mẫu của phép thử đó.
Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo https://www.facebook.com/truong.ngocvy.509/ Trang 2 Trương Ngọc Vỹ 0978 333 093 Bài 4. Xác định không gian mẫu của các phép thử sau: a) Gieo 2 lần một đồng xu có 1 mặt xanh và 1 mặt đỏ. b) Lấy ra 1 quả bóng từ một hộp chứa 3 quả bóng được đánh số 1; 2; 3, xem số, trả lại hộp rồi lại lấy ra 1 quả bóng từ hộp đó. Bài 5. Cho phép thử gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng nhất. Giả sử kết quả của phép thử là con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt 1 chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt 6 chấm. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra? A: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn 1”; B: “Tích số chấm xuất hiện là số chẵn”; C: “Hai mặt xuất hiện có cùng số chấm ”. Bài 6. Một hộp có 4 quả bóng được đánh số lần lượt từ 1 đến 4. Bạn Trọng và bạn Thủy lần lượt lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. a) Xác định không gian mẫu phép thử b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Số ghi trên quả bóng của bạn Trọng lớn hơn số ghi trên quả bóng của bạn Thủy”; B: “Tổng các số ghi trên 2 quả bóng lấy ra lớn hơn 7”. Bài 7. Ba khách hàng M, N, P đến quầy thu ngân cùng một lúc. Nhân viên thu ngân sẽ lần lượt chọn ngẫu nhiên từng người để thanh toán. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “M được thanh toán cuối cùng”; B: “N được thanh toán trước P”; C: “M được thanh toán”. Bài 8. Một hộp chứa 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của phép thử ngẫu nhiên đó. a) Lấy bất kì 1 quả bóng từ hộp. b) Lấy đồng thời 3 quả bóng từ hộp. c) Lấy lần lượt 3 quả bóng từ hộp một cách ngẫu nhiên. Bài 9. Bạn Minh Hiền viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Số được viết là số tròn chục”;
Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo https://www.facebook.com/truong.ngocvy.509/ Trang 3 Trương Ngọc Vỹ 0978 333 093 B: “Số được viết là số chính phương”. Bài 10. Trên giá có 1 quyển sách Ngữ văn, 1 quyển sách Mĩ thuật và 1 quyển sách Công nghệ. Bạn Hà và bạn Thúy lần lượt lấy ra ngẫu nhiên quyển sách từ giá. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Có 1 quyển sách Ngữ văn trong 2 quyển sách được lấy ra”; B: “Cả hai quyển sách lấy ra đều là sách Mĩ thuật”; C: “Không có quyển sách Công nghệ nào trong 2 quyển sách được lấy ra”. Bài 11. Bạn Trúc Linh giải một đề thi gồm có 3 bài được đánh số 1; 2; 3. Trúc Linh được chọn lần lượt các bài để giải theo một thứ tự ngẫu nhiên. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Việt giải bài 2 đầu tiên”; B: “Việt giải bài 1 trước bài 3”. BÀI TẬP RÈN LUYỆN Bài 12. Một tấm bìa cứng hình tròn được chia thành ba hình quạt bằng nhau, đánh số 1;2;3 và được gắn vào trục quay có mũi tên cố định ở tâm(H.8.1). Bạn Hiền quay tấm bìa hai lần và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử? Bài 13. Một cửa hàng muốn tặng hai phần quà cho hai trong bốn khách hàng có lượng mua nhiều nhất trong tháng bằng cách rút thăm ngẫu nhiên. Việc rút thăm được tiến hành như sau: Nhân viên viết tên bốn khách hàng đó vào 4 lá phiếu để vào một chiếc hộp. Nhân viên rút ngẫu nhiên một lá phiếu trong hộp. Lá phiếu rút ra không trả lại vào hộp. Sau đó, nhân viên tiếp tục rút ngẫu nhiên một lá phiếu từ ba lá phiếu còn lại. Hai khách hàng có tên trong hai lá phiếu được rút ra là hai khách hàng được tặng quà. Hỏi có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử? Bài 14. Chọn ngẫu nhiên một gia đình có hai con và quan sát giới tính của hai người con đó. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Bài 15. Một hộp đựng 5 tấm thẻ ghi các số 1,2,3,4,5. Rút ngẫu nhiên lần lượt hai tấm thẻ từ hộp, tấm thẻ rút ra lần đầu không trả lại vào hộp. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?
Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo https://www.facebook.com/truong.ngocvy.509/ Trang 4 Trương Ngọc Vỹ 0978 333 093 Bài 16. Có hai nhóm học sinh: Nhóm I có ba học sinh nam là Huy, Sơn, Tùng; nhóm II có ba học sinh nữ là Hồng, Phương, Linh. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm. a) Phép thử và kết quả của phép thử là? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử? Bài 17. Xếp ngẫu nhiên ba bạn Mai, Việt, Lan trên một chiếc ghế dài. a) Phép thử và kết quả của phép thử là? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.