Nội dung text VL12 - C1 - ĐS - THÍ NGHIỆM - HS.docx
Trang 1 BỘ 170 CÂU HỎI ĐÚNG SAI – THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 12 Câu 1. Thí nghiệm đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá được mô tả như hình vẽ. Dây đun (dây điện trở) có công suất 480 W dùng để làm nóng chảy nước đá trong thùng chứa. Trong 120 giây, số chỉ của cân điện tử giảm đi 0,172kg. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Việc đọc số liệu trên cân điện tử phải được thực hiện sau khi tắt nguồn điện. b) Khối lượng nước đá đã tan trong thời gian đun là 0,172 kg. c) Nhiệt lượng cần thiết để làm tan nước đá là 57600 J. d) Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,35.10⁵ (J/kg). Câu 2. Trong thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước bằng thực hành. Người ta bố trí thí nghiệm theo sơ đồ nguyên lí như hình sau (nhiệt lượng kế cách nhiệt). a) Nhiệt dung riêng của nước là nhiệt lượng cần cung cấp để nhiệt độ của 1kg nước tăng thêm 1K . b) Trong hình bên, nhiệt lượng nước nhận được trong thời gian t bằng thương số giữa công suất tiêu thụ điện trên dây điện trở và thời gian t. c) Biết nhiệt lượng kế chứa 0,20kg nước, oát kế chỉ 18,5W , sau thời gian 3 phút thì nhiệt độ của nước tăng thêm 04C . Nhiệt dung riêng của nước đo được trong thí nghiệm này là 4200/(.)JkgK . d) Theo phương án này, để đo nhiệt dung riêng của nước cần đo nhiệt lượng cung cấp cho nước, khối lượng nước và độ tăng nhiệt độ của nước. Câu 3. Một học sinh sử dụng thiết lập thí nghiệm được thể hiện trong hình bên để tìm nhiệt dung riêng của một kim loại. Khối kim loại hình trụ được đun nóng bằng máy sưởi nhúng. Thu được các kết quả sau Khối lượng của khối kim loại 0,92
Trang 2 kg Nhiệt độ ban đầu của khối kim loại 20 °C Nhiệt độ cuối cùng của khối kim loại 36 °C Công suất máy sưởi 50 W Thời gian đo 300 s Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Có thể cải thiện độ chính xác của thí nghiệm bằng việc dùng vật liệu cách nhiệt bọc khối kim loại. b) Lặp lại thí nghiệm với nhiệt độ ban đầu của khối kim loại là 80°C giúp tăng độ chính xác của thí nghiệm. c) Thí nghiệm có thể sử dụng để đo nhiệt dung riêng của gỗ. d) Nhiệt dung riêng của khối kim loại tính toán được là 1091 J/(kg.K). Câu 4. Trà đá vỉa hè đã là một nét đặc trưng riêng của phố cổ Hà Nội. Cho trà vào ấm, rót nước sôi vào ấm, ủ trà khoảng vài phút rồi đặt ấm vào bình giữ nhiệt. Khi có khách gọi trà, người bán hàng rót nước trà từ ấm vào cốc, sau đó bỏ ít viên nước đá vào cốc, du khách sẽ được thưởng thức một cốc trà đá thơm mát. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Các viên đá nổi trong cốc trà chứng tỏ nước ở thể rắn có khối lượng riêng nhỏ hơn nước ở thể lỏng. b) Nước đá truyền nhiệt lượng cho nước trà làm nước trà mát lạnh. c) Sờ vào cốc trà đá, ta thấy “có nước bám vào thành cốc”. Đây là do nước trong cốc bay hơi rồi bám vào thành cốc. d) Mỗi viên nước đá trước khi bỏ vào cốc trà có khối lượng 30g , nhiệt độ 03C Nhiệt dung riêng của nước đá là 1800/(.)JkgK ; nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 5 3,4.10/Jkg . Để mỗi viên nước đá nóng chảy hoàn toàn thì cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng 1,13kJ . Câu 5. Một nhóm học sinh làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của một mẫu kim loại. Họ có một bình xốp hình trụ có vỏ và nắp cách nhiệt, một que khuấy, một nhiệt kế, mẫu kim loại, một chiếc cân và một bình đun nước. Ban đầu, mẫu kim loại được để ở nhiệt độ phòng 27,0°C. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Nhóm học sinh sử dụng cân và xác định được khối lượng nước đổ vào bình xốp là 0,225 kg, khối lượng của mẫu kim loại là 0,409 kg. Số chỉ của nhiệt kế nhúng trong nước nóng ngay trước khi thả mẫu kim loại là 67,5°C và số chỉ của nhiệt kế khi mẫu kim loại và nước đạt trạng thái cân bằng nhiệt là 56,0°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K). Từ các số liệu trên, nhóm học sinh xác định được nhiệt dung riêng của mẫu kim loại là 889 J/(kg.K).. b) Nhóm học sinh cho rằng, nếu đun nóng nước tới khoảng 70,0°C, đổ vào bình xốp đã cắm sẵn nhiệt kế, nhẹ nhàng nhúng chìm mẫu kim loại trong nước, đóng kín nắp
Trang 3 lại và khuấy nhẹ tay thì số chỉ trên nhiệt kế sau đó sẽ thay đổi liên tục và chỉ dừng lại khi bình xốp chứa nước cùng mẫu kim loại đạt trạng thái cân bằng nhiệt. c) Nhóm học sinh cho rằng, kết quả tính được ở Câu a) nhỏ hơn giá trị nhiệt dung riêng chính xác của mẫu kim loại do trong phép tính đã bỏ qua nhiệt lượng trao đổi với môi trường. d) Một học sinh trong nhóm cho rằng, nếu bỏ qua thất thoát nhiệt với môi trường thì nhiệt lượng nước thu vào bằng với nhiệt lượng mẫu kim loại tỏa ra. Câu 6. Một học sinh thực hiện một thí nghiệm để tìm nhiệt hóa hơi riêng của nước. Một cốc thủy tinh chứa nước được đặt trên cân điện tử. Nước được đun nóng bằng một máy sưởi nhúng 100 W, được nhúng trong nước sao cho không chạm vào cốc thủy tinh, như hình bên. Khi nước sôi, học sinh đọc số cân. Sau 240 s, học sinh đọc lại số cân thu được kết quả như sau Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Khối lượng nước trong cốc giảm nhẹ trước khi nước sôi. b) Năng lượng máy sưởi cung cấp trong 240 s là 2400 J. c) Nhiệt hóa hơi riêng của nước tính toán được là 2,35.106 J/kg. d) Nếu học sinh đậy nắp cốc thủy tinh, nhiệt hóa hơi riêng của nước tính toán được sẽ nhỏ hơn khi không đậy nắp. Câu 7. Hình bên mô tả thí nghiệm làm tan chảy đá bằng nguồn nóng để xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá (kết quả được ghi tới chữ số thập phân đầu tiên). Biết công suất điện của nguồn nóng là 17 W. + Bước 1: Ban đầu, chưa bật nguồn điện, sau 5 phút, nước đá tan ra và chảy xuống cốc. Số chỉ hiện trên cân là 2 g. + Bước 2: Sau đó, bật nguồn điện để nguồn nóng làm tan đá. Sau 5 phút tiếp theo, nước đã tan ra và chảy xuống cốc. Số chỉ hiện trên cân là 20 g. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Trong 5 phút đầu tiên, do chưa bật nguồn điện nên nội năng của nước đá không đổi. b) Sau khi bật nguồn, khối lượng của nước đá đã tan là 20 g. c) Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá tính ra trong thí nghiệm trên là 318,75 KJ.