Nội dung text Đề số 02 .docx
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: "Độ không tuyệt đối" là nhiệt độ ứng với A. 0 K B. 0 ∘ C C. 273 ∘ C D. 273 K Câu 2: Chọn đáp án đúng. Chất khí có: A. hình dạng xác định B. lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh C. lực tương tác giữa các phân tử rất yếu D. thể tích riêng xác định Câu 3: Hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Đốt một cây nến B. Thắp một ngọn đèn dầu C. Đúc một pho tượng đồng D. Bỏ một cục nước đá vào trong một cốc nước Câu 4: Nhiệt kế rượu không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau đây? A. Nhiệt độ của nước đá B. Nhiệt độ cơ thể người C. Nhiệt độ của khí quyển D. Nhiệt độ sôi của nước Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai? Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về A. thể tích. B. khối lượng riêng. C. kích thước của các nguyên tử. D. trật tự của các nguyên tử. Câu 6: Chọn phát biểu đúng: A. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến trọng lương riêng của vật. B. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật. C. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến thể tích của vật. D. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến khối lượng của vật. Câu 7: Chọn câu sai. Các phân tử cấu tạo nên vật A. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao B. tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy C. chuyển động không ngừng D. chỉ tương tác với nhau bằng lực hút Câu 8: Câu nào sau đây nói đúng về cấu tạo của chất A. Chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. B. Chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt đứng yên và nối liền với nhau. C. Chất được cấu tạo từ các hạt xếp chặt vào nhau. D. Chất là một khối liền với nhau. Câu 9: Trong thang nhiệt độ Celsius, phát biểu nào sau đây là sai: A. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 ∘ C B. Nhiệt độ của nước đá đang tan lớn hơn 0 ∘ C C. Kí hiệu nhiệt độ là t( ∘ C) D. Những nhiệt độ thấp hơn 0 ∘ C gọi là nhiệt độ âm Mã đề thi 02
Câu 10: Trong các câu sau đây, câu nào sai? A. Các chất được cấu tạo một cách gián đoạn. B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách. C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ờ thể lỏng và thể khí. D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. Câu 11: Câu nào dưới đây không đúng khi nơi về sự nóng chảy của các chất rắn? A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng vơi một áp suất bên ngoài xác định. B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài. C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ờ cùng một nhiệt độ xác định không đổi. D. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi. Câu 12: Khái niệm của sự nóng chảy và sự đông đặc là A. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. B. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể lỏng sang thể lỏng, sự đông đặc là sự chuyển từ thể rắn sang thể rắn. C. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể rắn, sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể lỏng. D. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, sự đông đặc là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Câu 13: Khi các phân tử có khoảng cách sao cho lực hút và lực đẩy phân tử cân bằng, nếu giảm thể tích của vật thì A. giữa các phân tử chỉ còn lực hút. B. giữa các phân tử chỉ còn lực đẩy. C. giữa các phân tử có lực hút lớn hơn lực đẩy. D. giữa các phân tử có lực đẩy lớn hơn lực hút. Câu 14: Hãy quan sát nhiệt kế thủy ngân hình bên và cho biết độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế này A. 1 o C B. 0,5 o C C. 0,1 o C D. 2 o C Câu 15: 37 ∘ C ứng với bao nhiêu độ K? A. 400 K B. 310 K C. 98,6 K D. −236 K Câu 16: Người ta thực hiện công 360 J lên một khối khí và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 100 J. Độ biến thiến nội năng của khí là A. 500 J và nội năng giảm B. 460 J và nội năng tăng C. 500 J và nội năng tăng D. 260 J và nội năng giảm Câu 17: Một vật được làm lạnh từ 25 ∘ C xuống 5 ∘ C. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi bao nhiêu kelvin? A. 15 K. B. 20 K. C. 293 K. D. 273 K. Câu 18: Hình vẽ bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi làm nóng chảy một chất rắn. Chất rắn nóng chảy trong khoảng thời gian có thể là A. Từ t 1 = 0 đến t 2 = 5 phút B. Từ t 1 = 5 phút đến t 2 = 15 phút C. Từ t 1 = 5 phút đến t 2 = 20 phút D. Từ t 1 = 1 phút đến t 2 = 4 phút
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Xét về đặc điểm của chất khí thì a) Các phân tử khí ở rất gần nhau so với các phân tử chất lỏng. b) Chất khí có hình dạng và thể tích riêng. c) Các phân tử chất khí sắp xếp một cách có trật tự. d) Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn. Câu 2: Khi nói về chất rắn thì a) Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể và có nhiệt độ nóng chảy xác định. b) Mọi chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc xác định. c) Khi nhiệt độ của chất rắn tăng lên thì liên kết giữa các hạt cấu tạo nên nó sẽ yếu đi. d) Khi nhiệt độ của chất rắn tăng thì dao động của các hạt quanh nút mạng cũng tăng. Câu 3: Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Loại nhiệt kế Thủy ngân Rượu Kim loại Y tế Thang nhiệt độ ( o C) −10 đến 110 −30 đến 60 0 đến 400 35 đến 42 a) Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ của cơ thể. b) Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. c) Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng. d) Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của không khí trong phòng. Câu 4: Người ta cung cấp nhiệt lượng 120 J cho chất khí đựng trong một xi-lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 10 cm. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi-lanh có độ lớn là 600 N. a) Chất khí nhận một công A = 120 J. b) Theo quy ước, chất khí nhận nhiệt lượng nên Q = −120 J. c) Nội năng của chất khí giảm d) Độ biến thiên nội năng của chất khí: ΔU = Q + A = 60 J. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Người ta thực hiện công 100 J lên một khối khí và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 40 J. Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu J? ĐA.140 Câu 2: Người ta thực hiện công 40 J để nén khí trong một xi-lanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 10 J. Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu J? ĐA.30 Câu 3: Một quả bóng khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ biến thiên nội năng của (quả bóng, mặt sân và không khí) bằng bao nhiêu J? ĐA.3 Câu 4: Người ta cung cấp nhiệt lượng cho chất khí đựng trong một xilanh nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm và nội năng của chất khí tăng 0,5 J. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xilanh là 20 N. Nhiệt lượng đã cung cấp cho chất khí là bao nhiêu J? ĐA.1,5 Câu 5: Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa A là số tiếng kêu của một con dế trong một phút và T F là nhiệt độ cơ thể của nó bởi công thức A = 5,6T F − 275, trong đó nhiệt độ T F tính theo độ F. Nếu con dế kêu 106 tiếng trong một phút thì nhiệt độ của nó khoảng bao nhiêu độ C (làm tròn đến hàng đơn vị)? ĐA.20
Câu 6: Mặt Trời có nhiệt độ bề mặt khoảng 5500 o C. Bức xạ mà Mặt Trời phát ra với cường độ lớn nhất có bước sóng bằng bao nhiêu μm (làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân)? ĐA.0,5