TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- Hà Nội - 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ 2019 | PDF | 79 Pages
[email protected] KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ CHO KHỐI GIÁO DỤC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC LẠNG SƠN Bế Thị Hiền
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KIỂM CHI SOÁT THƢỜNG XUYÊN NSNN CHO KHỐI GIÁO DỤC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. Ngân sách nhà nƣớc và chi thƣờng xuyên NSNN cho khối giáo dục 1.1.1. Ngân sách nhà nước Theo Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thì : “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” ( Luật NSNN 2015, điều 4, khoản 14). Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, là công cụ kinh tế để giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại... Ngân sách nhà nước quyết định các chức năng của ngân sách nhà nước theo các nhiêṃ vụ là huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo kế hoac̣ h nhà nước. Đối với nền kinh tế thị trường ngân sách đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô, định hướng, kích thích ki nh doanh, sản xuất, cạnh tranh hợp pháp , chống đôc̣ quyền . Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn kinh phíđể đầu tư xây dưṇ g cơ sở ha ̣tầng, các ngành kinh tế then chốt , tạo môi trường cho các Doanh nghiệp thuộc mọi thàn h phần kinh tế phá t triển... Do đó vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thi ̣ trường rất quan troṇ g . Mối quan hệ giữa Nhà nước và ngân sách là để thực hiện quá trình phân phối , lơị ích mà Nhà nước hướng tớ i chủ yếu là cá c lơị ích về kinh tế. Thực chất, ngân sách nhà nước phản ánh hê ̣thống các mối quan hê ̣kinh tế phá t sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ, huy đôṇ g và sử duṇ g các nguồn lực tài chính , để đảm bảo yêu cầu thưc̣ hiêṇ các chức năng của nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội trên cơ sở luật định. Bản chất của ngân sách nhà nước quyết điṇ h các chức năng của ngân sách nhà nước theo các nhiêṃ vu ̣là huy đôṇ g nguồn tà i chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu
theo kế hoac̣ h nhà nước .Thưc̣ hiêṇ cân đối giữa các khoản thu - chi ( bằng tiền ) của Nhà nước . 1.1.2. Chi thường xuyên ngân sách cho khối giáo dục Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi của sự nghiệp giáo dục nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra. Chi NSNN cho giáo dục là một khoản chi thường xuyên nên nó cũng mang những đặc điểm của chi thường xuyên: + Là khoản chi cơ bản có tính ổn định khá rõ nét, NSNN là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm hoạt động của bộ máy giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo con người. Mà ta thấy trong mọi hoàn cảnh kinh tế xã hội thì sự nghiệp giáo dục luôn được đảm bảo để hoạt động tốt nhất. + Là một khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội, vì kết quả của nó không tạo ra của cải vật chất, mà có mục đích đầu tư cho con người, đào tạo, trang bị kiến thức cho con người. + Là một khoản chi không làm tăng thêm tài sản hữu hình của một quốc gia, vì sản phẩm của giáo dục là con người được đào tạo đầy đủ năng lực, tri thức, đạo đức để vận dụng những kiến thức đã học phát huy hết khả năng của bản thân phục vụ đất nước, làm cho KT - XH ngày càng phát triển. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo dục đào tạo, nội dung chi NSNN cho giáo dục đào tạo gồm: - Chi ngân sách cho hệ thống các trường học: + Các trường mầm non, các trường tiểu học, các trường phổ thông cơ sở, trung học sơ sở. + Các trường đại học, các học viện, các trường cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. .. + Chi cho các trường Đảng, đoàn thể... - Chi ngân sách cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Chi hỗ trợ chính sách khác