Nội dung text 4053. Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông - HCM (giải).pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ NGUYỄN KHUYẾN - LÊ THÁNH TÔNG - HCM 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí phụ thuộc A. vào bản chất chất khí. B. nhiệt độ của khối khí. C. áp suất chất khí. D. mật độ phân tử khí. Câu 2: Nhiệt dung riêng c của một chất là nhiệt lượng cần thiết để A. 1 m3 chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 ∘C). B. 1 mol chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 ∘C). C. 1 kg chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 ∘C). D. 1 phân tử chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 ∘C). Câu 3: Kết luận nào về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng? A. Các tia α, β, γ đều có chung bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau. B. Tia β +là dòng các hạt positron. C. Tia β −là dòng các hat electron. D. Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử 2 4He. Câu 4: Hạt nhân helium gồm 2 hạt proton và 2 hạt neutron. Hạt proton có khối lượng mp; hạt neutron có khối lượng mn; hạt nhân helium có khối lượng mα. Như vậy, ta có: A. mα < 2mp + 2mn. B. mα > 2mp + 2mn. C. mα = 2mp + 2 mn. D. mα = mp + mn. Câu 5: Trong quá trình biến đổi đẳng tích của một lượng khí lí tưởng xác định thì áp suất của khí A. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. B. luôn tăng khi thay đổi nhiệt độ. C. luôn giảm khi thay đổi nhiệt độ. D. luôn giữ không đổi. Câu 6: Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch là u = 200cos (100πt) (V). Mắc một vôn kế xoay chiều để đo điện áp giữa hai đầu mạch thì số chỉ của vôn kế bằng A. 283 V. B. 141 V. C. 200 V. D. 100 V. Câu 7: Cho phản ứng nhiệt hạch có phương trình: 1 2D + Z AX → 2 4He + 0 1n. Biết độ lớn điện tích của electron là e. Hạt nhân Z AX có điện tích là A. +1 e. B. 0. C. +2 e. D. +3 e. Câu 8: Hạt nhân 20 40Ca có độ hụt khối là 0,3684amu. Lấy 1amu = 931,5MeV/c 2 . Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đó là A. 8,579MeV/ nucleon. B. 7,148MeV/ nucleon. C. 17,16MeV/ nucleon. D. 343,2MeV/ nucleon. Câu 9: Ở nhiệt độ 27∘C, thể tích của một lượng khí là 30 lít. Ở nhiệt độ 227∘C và áp suất khí không đổi, thể tích của lượng khí đó là A. 252 lít. B. 18 lít. C. 50 lít. D. 200 lít. Câu 10: Một dây dẫn dài 50 cm được đặt vuông góc với một từ trường đều. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 10,0 A, lực do từ trường tác dụng lên dây dẫn là 3,0 N. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường là A. 6,7. 10−3 T. B. 1,8 ⋅ 10−3 T. C. 1,5 T. D. 0,60 T. Câu 11: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,5 kg được đun nóng tới 100∘C vào một cốc nước ở 20 ∘C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 35∘C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J kg.K , nhiệt dung riêng của nước là 4180 J kg.K A. 4,54 kg. B. 0,562 kg. C. 0,456 kg. D. 5,62 kg.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Các đồ thị sau đây mô tả sự biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định theo các quá trình khác nhau. a) Ở đồ thị hình 1: Quá trình biến đổi có T2 < T1. b) Ở đồ thị hình 2: Quá trình biến đổi có p2 > p1. c) Ở đồ thị hình 3: Quá trình biến đổi có V2 > V1. d) Ở đồ thị hình 4: Quá trình biến đổi từ 1 đến 2 có áp suất, thể tích và nhiệt độ đều tăng. Câu 2: Tàu thăm dò không gian Galileo được phóng vào năm 1989 trên hành trình dài qua nhiều hành tinh, với mục tiêu cuối cùng là sao Mộc. Nguồn năng lượng của nó là 11,0 kg 238Pu, là chất có tính phóng xạ α, có chu kì bán rã là 87,7 năm. Năng lượng điện được tạo ra thông qua hiệu ứng nhiệt điện, từ nhiệt sinh ra khi hạt α với năng lượng 5,49MeV phát ra trong mỗi phân rã. Coi như toàn bộ năng lượng của các hạt α chuyển hóa thành điện năng. Lấy khối lượng hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị amu. a) Sản phẩm của sự phóng xạ 238Pu là hạt nhân có số nucleon bằng 236. b) Độ phóng xạ ban đầu của khối chất 238Pu là 7. 1015 Bq. c) Mỗi phản ứng phóng xạ của 238Pu tỏa năng lượng là 5,6MeV (làm tròn đến chữ số phần mười). d) Công suất điện phát ra ban đầu là 4,99 kW. Câu 3: Để xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá, có thể tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ nguyên lí như hình dưới đây. Dòng điện làm nóng dây điện trở trong một nhiệt lượng kế và làm nước đá nóng chảy. Lượng nước thu được sau khi toàn bộ nước đá nóng chảy được đem đi cân thì thấy nó có khối lượng 15 g. Công suất điện tiêu thụ được xác định bằng oát kế là 24 W. Thời gian đun được xác định bằng đồng hồ là 180 s. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. a) Ở áp suất tiêu chuẩn, nước đá tinh khiết nóng chảy ở nhiệt độ 100∘C. b) Khi nóng chảy hoàn toàn, thể tích nước tạo thành lớn hơn tổng thể tích nước đá ban đầu. c) Nhiệt lượng nước đá nhận được từ dây điện trở trong thời gian đun là 4320 J. d) Nhiệt nóng chảy riêng λ của nước đá đo được là 3, 3.105 J/kg. Câu 4: Một nguồn điện không đổi có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E = 25 V, r = 1Ω. Dùng nguồn này cung cấp điện cho một động cơ thì thấy dòng điện chạy qua động cơ I = 2 A. Biết điện trở của các cuộn dây trong động cơ là R = 1,5Ω. a) Công suất tỏa nhiệt của các cuộn dây của động cơ bằng 6 W. b) Công suất của nguồn điện bằng 46 W. c) Hiệu suất của động cơ (tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ) khoảng 87%. d) Nếu động cơ bị kẹt (không quay) thì cường độ dòng điện qua động cơ bằng 10 A