Nội dung text Trade war 2.0, Report for ALM and Treasury with June update.pdf
PHẦN 1: THUẾ ĐỐI ỨNG, BÀI TOÁN KHÓ CHO VIỆT NAM Kể từ Liberation Day 2/4 tới thời điểm hiện tại, việc tổng thống Mỹ dùng thuế quan đối ứng như con Át chủ bài “quy phục” các quốc gia trên bàn đàm phán với Mỹ phần nào vén màn các mục tiêu kinh tế- chính trị sâu xa của chính quyền Trump. Chính quyền Tổng thống Trump đặt ra ba mục tiêu chính trong chính sách thương mại: Tái cân bằng thương mại quốc tế: Các nước có thặng dư xuất khẩu lớn vào Mỹ sẽ được yêu cầu tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ nhằm hướng đến thứ Trump gọi là “ thương mại công bằng” (fair trade). Chính quyền Trump coi việc Mỹ nhập khẩu ròng lượng hàng hóa trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD hàng năm từ các quốc gia khác là 1 điều tồi tệ, dưới góc nhìn cực đoan là Mỹ “bị cướp” cả nghìn tỷ USD hàng năm, trong khi thực tế là người tiêu dùng Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ các quốc gia khác. Đưa các lĩnh vực sản xuất quan trọng về Mỹ: Đặc biệt liên quan đến AI, bán dẫn, điện tử, vũ khí và y tế. Tổng thống Trump từng bày tỏ lo ngại về sự lệ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc trong sản xuất công nghệ cao, đặc biệt đối với an ninh quốc phòng. Gần đây nhất , ông đã yêu cầu CEO Apple, Tim Cook, chuyển dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ, nếu không sẽ áp thuế 25% lên điện thoại nhập khẩu. Kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc: Trung Quốc được coi là đối thủ lớn đối với vị thế nền kinh tế số một thế giới của Mỹ. Ngoài ra, sự khác biệt hệ tư tưởng chính trị và cách điều hành quốc gia giữa 2 nước làm gia tăng nguy cơ xung đột , đặc biệt trong bối cảnh sự phụ thuộc thương mại dễ gây tổn thất lớn cho cả 2 bên. Trong đại dịch Covid, việc Trung Quốc phong tỏa kéo dài đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy giá hàng hóa tại Mỹ lên cao. Trong các cuộc đàm phán gần đây, Mỹ nhiều lần kêu gọi các nước hạn chế nhập khẩu hàng giá rẻ của Trung Quốc và ngăn chặn hành vi né thuế thông qua nước thứ ba. Để đạt các mục tiêu trên, chính quyền Trump đã áp dụng nhiều loại thuế lên hàng hóa nhập khẩu. Dưới đây là danh sách tóm tắt các loại thuế có tầm ảnh hưởng lớn mà chính quyền Trump đã áp dụng và dự kiến sẽ áp dụng: Thuế cơ bản 10% - Áp dụng với hầu hết hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia Thuế thép và nhôm 50% - Bảo vệ ngành sản xuất nội địa Thuế ô tô và linh kiện ô tô 25% - Nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước Thuế hàng hóa từ Trung Quốc khoảng 30% Thuế hàng hóa từ Mexico và Canada Khoảng 25% - nhưng có ngoại lệ theo USMCA. Thuế đối với sản phẩm công nghệ cao và quốc phòng – Áp dụng với chip, AI, linh kiện điện tử để đưa sản xuất về Mỹ (sẽ công bố trong tháng 6). Việt Nam đặc biệt cần chú ý mức thuế này do có thể tác động tiêu cực tới hoạt động của FDI, cán cân xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư vào VN. Thuế riêng cho thuốc, hàng y tế nhập khẩu vào Mỹ - Thúc đẩy sản xuất trong nước, liên quan tới an sinh xã hội, quốc phòng Những mức thuế này giúp Mỹ có lợi thế đàm phán, thúc đẩy sản xuất nội địa và hạn chế sự phụ thuộc vào các đối tác thương mại.
TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN THỰC HÓA CÁC MỤC TIÊU CỦA TRUMP, VIỆT NAM NẰM TRONG SỐ CÁC QUỐC GIA BỊ ÁP THUẾ CAO NHẤT, VỚI MỨC 46% CÔNG BỐ NGÀY 2/4. CHÍNH QUYỀN TRUMP VIỆN DẪN LÝ DO RẰNG CÁC QUỐC GIA CÓ TỶ LỆ THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI LỚN VỚI MỸ SẼ BỊ ÁP THUẾ CAO HƠN. CÓ 3 LÝ DO CHÍNH ĐƯA VIỆT NAM VÀO TẦM NGẮM: Việt Nam xuất khẩu 120 tỷ USD sang Mỹ trong năm 2024, nhưng chỉ nhập khẩu 15 tỷ USD, dẫn đến thặng dư thương mại lên tới 105 tỷ USD (lưu ý: phần nhiều xuất khẩu VN sang Mỹ thuộc về nhóm FDI, vấn đề này sẽ được phân tích kỹ sau). Trump coi đây là sự mất cân đối nghiêm trọng về thương mại song phương và liên tục chỉ trích việc Mỹ “chịu thiệt” hàng trăm tỷ USD mỗi năm, trong khi thực tế là người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ hưởng lợi từ hàng hóa giá rẻ và chi phí sản xuất thấp ở Việt Nam. Như các quốc gia khác, Việt Nam bị phía Trump yêu cầu gia tăng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm nông sản, năng lượng, và các mặt hàng công nghiệp khác. Để giảm áp lực, Việt Nam đã: Hạ thuế nhập khẩu hàng hóa Mỹ về 0% Ký kết nhiều biên bản ghi nhớ và hợp đồng trị giá hàng chục tỷ USD mua khí hóa lỏng LNG, máy bay Boeing, tiêm kích F-16 và các mặt hàng nông sản Mỹ Tuy nhiên vẫn còn một số thách thức không thể giải quyết. Nếu muốn giảm thặng dư thương mại với Mỹ, Việt Nam phải nhập khẩu thêm hàng chục tỷ USD hàng hóa và/hoặc giảm xuất khẩu. Cả hai phương án đều không khả thi do: Để tăng lượng nhập khẩu từ Mỹ trong trung-dài hạn, Việt Nam cần tìm các mặt hàng có giá trị lớn và phải phù hợp với nhu cầu dài hạn của quốc gia, nhưng phần lớn các sản phẩm Mỹ, như máy bay, nông sản đều không phù hợp điều này (ngoại trừ LNG). Khó khăn về ngoại hối: Với dự trữ ngoại hối chỉ khoảng 80 tỷ USD nhưng thặng dư thương mại với Mỹ lên đến 100 tỷ USD mỗi năm, việc duy trì nhập khẩu hàng Mỹ để cân bằng thương mại song phương trong dài hạn là bài toán kinh tế cực kỳ khó khăn. Với điều kiện hiện tại, bài toán cân bằng thương mại Việt-Mỹ gần như bất khả thi do quy mô thặng dư quá lớn, khiến Việt Nam chịu mức thuế cao mà khó có giải pháp hiệu quả dài hạn. 1.Việt Nam có thặng dư thương mại rất lớn với Mỹ