PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text HSG MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8 -9.docx

1 GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HSG MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8 NỘI DUNG 1. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858-1884 Mục tiêu ❖ Kiến thức + Phân tích được ý đồ xâm lược Việt Nam của các nước phương Tây. + Trình bày được những nét lớn về quá trình Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884). + Phân tích, nhận xét được nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. ❖ Kĩ năng + Phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử. + Nhận thức các sự kiện lịch sử, phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ… + Sử dụng lược đồ, tranh ảnh lịch sử, tư liệu gốc,... để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề lịch sử. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta * Nguyên nhân sâu xa: - Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên. - Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu. - Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực. * Nguyên nhân trực tiếp: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. => Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. II. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. 1. Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng - 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Nhưng trước tình thần chiến đấu của quân và dân ta, quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Như vậy kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại. Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ 2. Thưc dân Pháp tấn công Gia Định - 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại hoàn toàn, buộc Pháp phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, chinh phục từng gói nhỏ.  + Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác chỉ để lại ở Gia Định 1000 quân canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km nên lực lượng
2 quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa. 3. Pháp đánh chiếm miền Đông Nam kì. Hiệp ước 5-6-1862. + Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, 23/2/1861 Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. -Tuy nhiên chúng không thể kiểm soát (bình định) các vùng đã chiếm đóng do vấp phải phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. - 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì. 4. thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. - Sau khi xâm chiếm Campuchia (1863), Pháp yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng ba tỉnh miền Tây - Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản nộp thành. - Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn. 5. Pháp tiến đánh Bắc Kì. a. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). - Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì. - Pháp dựng lên vụ “Đuypuy” ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy để đem quân ra Bắc - Ngày 20/11/1873,Pháp tấn công thành Hà Nội, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân đội triều đình chống cự nhưng thất thủ. Sau đó Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng - Ngày 21/12/1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác- ni-ê cùng nhiều sĩ qua thực dân và binh lính bị giết tại trận. Như vậy kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp thất bại. - Ngày 15/3/1874 triều đình ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất, 6 tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp. b. Thực dân Pháp tiến đánh bắc Kì lần thứ hai (1882-1883). Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. -Tháng 4- 1882, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, Pháp kéo ra Bắc kỳ lần 2 + Ngày 3/4/1882, quân Pháp do đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đó đổ bộ lên Hà Nội. + Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư đòi Tổng đốc Hoàng Diệu nộp khí giới và nộp thành vô điều kiện. Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Đến trưa, thành Hà Nội thất thủ. + 3/1883, chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.. +19/05/1883, thất bại trong trận Cầu Giấy lần hai của quân dân ta, tướng Rivie tử trận. - Sáng 18/8/1883, thực dân Pháp đưa tối hậu thư đòi triều đình giao tất cả pháo đài trong vòng hai giờ. Đến 4h chiều, tàu chiến Pháp bắt đầu nổ súng và công phá mấy hôm liền các đồn trại của quân ta trên bờ. - 20/8/1883, chúng đổ bộ lên Thuận An, triều đình xin đình chiến chấp nhận kí điều ước với Pháp. Cao ủy Pháp là Hác-măng lên ngay Huế và đưa ra một bản
3 hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận vào ngày 25/8/1883. →quá trình xâm lược của thực dân Pháp về cơ bản được hoàn thành. Để xoa dịu dư luận và lung lạc quan lại phong kiến, Pháp đề nghị triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884). - → chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam. III. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884. - Ngày 1/9/1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. “Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt Nam, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng khắp cả nước của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam”. Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta được thể hiện: * Tại mặt trận Đà Nẵng: - Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền .... Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch - Nhiều toán nghĩa binh phối hợp với quân triều đình anh dũng chống trả. + Đốc học Phạm Văn Nghị tập hợp 300 nghĩa binh → vào kinh đô giết giặc. + Nghĩa quân do Phan Gia Vĩnh phối hợp quân triều đình đẩy lui nhiều cuộc tấn công. * Mặt trận Gia Định: - Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861). - Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo. Sau khi Trương Định mất, con trai là Trương Quyền lên thay, tiếp tục kháng chiến. * Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì: - Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. - Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh ... với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân ... Ngoài ra, có cả những nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chống Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu... Đặc biệt có những anh hùng thà chết chứ không chịu đầu hàng giặc như Nguyễn Trung Trực. Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. * Mặt trận Bắc Kì: - Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến.Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc. Đội nghĩa binh dưới sự chỉ
4 huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh... - Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận ... - Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến: Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè ... - Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Rivie bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy .. - Kí Hiệp ước Hác măng(25/8/1883), Patonot(6/6/1884), triều đình Huế đã phản bội nhân dân cả nước, nhưng phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao ở các giai đoạn sau gây cho Pháp nhiều thiệt hại., thể hiện truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam trong bất kì hoàn cảnh nào IV.Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến 1884 có những đặc điểm nào nổi bật? - Chiến đấu kịp thời: ngay khi thực dân Pháp đặt chân lên Đà Nẵng cho đến khi nhà Nguyễn bị khuất phục hoàn toàn nhân dân ta đã có ý thức bảo vệ nền độc lập của dân tộc, đứng lên đấu tranh mà không trông chờ vào bất kì mệnh lệnh hay lời kêu gọi nào của triều đình. Đặc điểm này xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc. - Xác định đúng kẻ thù dân tộc: khi Tổ Quốc lâm nguy, nhân dân đã tự xác định được đâu là bạn, đâu là thù để tập trung sức mạnh kháng chiến chống Pháp (trường hợp Phạm Văn Nghị.). - Tinh thần chiến đấu anh dũng: nhân dân kháng chiến với mọi vũ khí có trong tay, bằng sức lực, sự mưu trí và quyết tâm cao nhất của mình để bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ quê hương đất nước... - Hình thức đấu tranh phong phú: đấu tranh vũ trang như đánh du kích, tập kích, phục kích, thủy chiến.. kết hợp với đấu tranh bằng thơ văn yêu nước (thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Thủ khoa Huân…) - Nhân dân biết kết hợp nhiệm vụ chống Pháp xâm lược với chống phong kiến đầu hàng sau khi triều đình phản bội quyền lợi dân tộc. “Dập dìu trống đánh cờ xiêu…”. Từ đây, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân tách thành mặt trận riêng, không lệ thuộc vào triều đình. V. Nguyên nhân Thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858- 1884) 1. Nguyên nhân thất bại: - Trong thời kỳ đầu tấn công xâm lược nước ta, giặc Pháp đã vấp phải sức kháng cự ngoan cường của quân dân ta chiến đấu dưới ngọn cờ triều đình. Có lúc, giặc đã lâm vào tình thế nguy ngập, phải tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt. Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thay đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nướcta.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.