Nội dung text ĐỀ SỐ 7 - NGÔN NGỮ - VĂN HỌC - ĐỀ.docx
H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ hai: NGÔN NGỮ - VĂN HỌC (Tư duy định tính) Thời gian hoàn thành phần thi thứ hai: 60 phút Tổng điểm phần thi tư duy định tính: 50 điểm H S A
H S A Hà Nội, tháng…..năm 2025 Phần thi thứ hai: Ngôn ngữ - Văn học từ câu hỏi số 51 đến 100 Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 51-55 “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao” (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn, Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Câu 51: Xác định thể loại của văn bản trên? A. Đường luật. B. Thất ngôn. C. Lục ngôn. D. Lục bát. Câu 52: Câu (1) sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Liệt kê kết hợp điệp ngữ. B. Liệt kê kết hợp hoán dụ. C. Liệt kê kết hợp so sánh. D. Nhân hóa kết hợp hoán dụ. Câu 53: Từ “thơ thẩn” đồng nghĩa với từ nào sau đây? A. chậm rãi B. lặng lẽ C. mở mang D. lan man Câu 54: Đại từ “ai” trong câu thơ mang giá trị A. đối tượng cụ thể, không muốn nhắc tới trực tiếp. B. một người bạn không cùng chí hướng. C. khái quát cách nhìn và kín đáo bộc lộ quan điểm. D. nêu và phê phán lối sống của đa số mọi người. Câu 55:
H S A Cặp từ “dại - khôn” được sử dụng A. với nghĩa gốc, chỉ tính cách con người. B. với ý trái ngược, chỉ quan điểm sống của cá nhân. C. với nghĩa chuyển, miêu tả hành động trong đời sống. D. với nghĩa gốc, miêu tả lựa chọn của con người. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 56-60 “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng.” (Huy Cận, Tràng giang, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021) Câu 56: Hình ảnh “củi một cành khô” trong đoạn thơ trên gợi liên tưởng tới điều gì? A. Sự buồn bã của chủ thể trữ tình khi phải rời xa quê hương, đến một nơi xa lạ. B. Tâm trạng chia ly, cách biệt của chủ thể khi đứng trước dòng sông quê hương. C. Sự khô héo, tàn tạ của một con người khao khát yêu nhưng không được đáp lại. D. Tâm trạng cô đơn, lạc lõng của chủ thể trữ tình trước thiên nhiên bao la, rộng lớn. Câu 57: Xác định âm hưởng chính được thể hiện trong đoạn thơ trên. A. Đau xót, bi thương. B. Sâu lắng, buồn man mác. C. Bi thương, uất hận. D. Tiếc nuối, xót xa. Câu 58: Nếu hình ảnh “củi một cành khô” được thay thế bằng “cánh bèo trôi dạt” thì sức gợi cảm của câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? A. Làm mất đi cảm giác về sự khô héo, vật vờ, trôi nổi. B. Làm giảm đi cảm giác buồn nhớ, cô đơn của chủ thể.
H S A C. Làm tăng thêm cảm giác vô định, mất phương hướng. D. Làm tăng cảm giác đau khổ, nhớ thương của chủ thể. Câu 59: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên. A. Vẻ đẹp bao la, bát ngát của vùng đồng bằng sông Hồng. B. Cảnh sông nước thơ mộng, trữ tình trong buổi chiều tà. C. Nỗi cô đơn trước cảnh sông nước mênh mông, bát ngát. D. Nỗi nhớ quê nhà trước cảnh sông nước buồn man mác. Câu 60: Đoạn thơ đã thể hiện đặc trưng phong cách gì của thơ Huy Cận? A. Một hồn thơ sôi nổi, yêu đời và đầy đắm say. B. Giàu triết lý, suy tưởng và nỗi buồn nhân thế. C. Nội dung đậm chất trữ tình và tính chính luận. D. Con người khao khát hạnh phúc và đầy trăn trở. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61-65 “Vừa rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế Gây thù kết oán trải mấy mươi năm Bại nhân nghĩa nát cả đất trời. Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.”