Nội dung text CHỦ ĐỀ 4. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT - GV.docx
CHỦ ĐỀ 4. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Cảm ứng ở động vật diễn ra A. với tốc độ nhanh và đa dạng. B. với tốc độ chậm và đa dạng. C. chậm, khó nhận thấy. D. chậm, dễ nhận thấy. Câu 2. Khi nhìn vào nguồn ánh sáng mạnh, chúng ta sẽ có phản ứng nheo mắt, đồng tử co lại. Điều này có lợi ích nào sau đây đối với cơ thể? A. Giúp mắt nhìn thấy ánh sáng nhiều hơn. B. Giúp mắt mở to hơn. C. Tránh cho mắt nhắm lại do ánh sáng mạnh. D. Tránh cho mắt bị tổn thương. Câu 3. Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật là A. cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật. B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật. C. cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm và khó nhận thấy hơn. D. hình thức cảm ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật. Câu 4. Thực vật không có quá trình nào sau đây trong cơ chế cảm ứng? A. Thu nhận kích thích. B. Phân tích và tổng hợp thông tin. C. Dẫn truyền tín hiệu. D. Trả lời kích thích. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm cảm ứng ở thực vật? A. Phản ứng dễ nhận thấy. B. Phản ứng diễn ra chậm. C. Phản ứng bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan. D. Phản ứng được kiểm soát bởi hormone. Câu 6. Cơ quan nào sau đây có vai trò chủ yếu trả lời kích thích ở người? A. Cơ quan thụ cảm. B. Cơ hoặc tuyến. C. Hệ thần kinh. D. Dây thần kinh. Câu 7. Cây trinh nữ cụp lá khi chạm vào thuộc dạng cảm ứng nào sau đây? A. Hướng nước. B. Ứng động sinh trưởng.
C. Hướng sáng. D. Ứng động không sinh trưởng. Câu 8. Trong rừng có nhiều cây leo sống bám vào cây tránh tác động bất lợi khi bò dưới đất, các cây leo đó thuộc dạng cảm ứng nào sau đây? A. Hướng nước. B. Hướng sáng. C. Hướng hoá. D. Hướng tiếp xúc. Câu 9. Khi côn trùng chạm vào lá cây bắt mồi, lá cây khép lại kẹp chặt con mồi, tác nhân kích thích là do A. tiếp xúc. B. ánh sáng. C. nước. D. hoá chất. Câu 10. Sự đóng mở của khí khổng ở tế bào thực vật thuộc dạng cảm ứng nào sau đây? A. Hướng hoá. B. Hướng nước. C. Ứng động sức trương. D. Ứng động tiếp xúc. Câu 11. Khi chạm tay vào gai cây xương rồng, thụ thể đau ở tay chuyển thông tin đau về bộ phận A. tiếp nhận thông tin, thông tin từ đây truyền đến cơ xương, cơ xương co làm tay rụt lại. B. xử lí thông tin, thông tin từ đây truyền đến cơ xương, cơ xương co làm tay rụt lại. C. đáp ứng thông tin, thông tin từ đây truyền đến cơ xương, cơ xương co làm tay rụt lại. D. tiếp nhận và đáp ứng, thông tin từ đây truyền đến cơ xương, cơ xương co làm tay rụt lại. Câu 12. Một nhóm học sinh được yêu cầu thực hành tìm hiểu tập tính của động vật. Nhóm học sinh lên kế hoạch vào vườn thú để quan sát con công đực xoè đuôi. Nhóm học sinh đó đang muốn tìm hiểu tập tính nào sau đây? A. Tập tính kiếm ăn. B. Tập tính sinh sản. C. Tập tính xã hội. D. Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ. Câu 13. Biện pháp nào sau đây không phải là ứng dụng của hướng động vào thực tiễn sản xuất? A. Bón phân quanh gốc kích thích rễ sinh trưởng theo chiều rộng. B. Hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, trồng dày khi cây còn non và tỉa thưa khi cây lớn giúp thúc đẩy cây mầm vươn dài. C. Thắp đèn chiếu sáng, trồng cây trong nhà màng để tạo điều kiện thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ trong quá trình nở hoa của cây. D. Làm giàn, mở rộng giàn cho các cây mướp, cây bí phát triển. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Don là động vật thuộc họ Nhím (Histricidae), bộ Gặm nhấm (Rodentia), lớp Thú (Mammalia). Don thường sống trong hang, hốc trên núi đá vôi, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, phân bố khắp các tỉnh miền núi của Việt Nam. Nghiên cứu tập tính của don được theo dõi từ tháng 3