Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÂN BẰNG NỘI MÔI.docx
Câu 10. Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở: A. cầu thận.. B. ống thận. C. nephron thận. D. khoang Bowman. Hướng dẫn giải Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở nephron thận. Đáp án C. Câu 11. Một quả thận có khoảng bao nhiêu nephron? A. 1 triệu. B. 10 triệu. C. 2 triệu D. 1,5 triệu. Hướng dẫn giải Một quả thận có khoảng 1 triệu nephron. Đáp án A. Câu 12. Quá trình hình thành nước tiểu gồm các giai đoạn: A. lọc ở nephron, tái hấp thụ và tiết ở ống dẫn nước tiểu B. lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận. C. lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống dẫn nước tiểu. D. lọc ở nephron, tái hấp thụ và tiết ở ống thận. Hướng dẫn giải Quá trình hình thành nước tiểu gồm các giai đoạn: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận. Đáp án B. Câu 13. Đâu là nhận định đúng về quá trình lọc ở cầu thận? A. Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu, qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra nephron, hình thành nước tiểu đầu. B. Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu, qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu chính thức. C. Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu, qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra nephron, hình thành nước tiểu chính thức. D. Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu, qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu. Hướng dẫn giải Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu, qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu. Đáp án D. Câu 14. Thành phần của nước tiểu đầu khác gì so với thành phần của máu? A. Thành phần trong nước tiểu đầu có nhiều urea hơn thành phần của máu. B. Thành phần nước tiểu đầu không có tế bào máu và các chất có kích thước phân tử lớn hơn 70 - 80Å. C. Thành phần trong nước tiểu đầu có ít creatine hơn thành phần của máu. D. Thành phần của nước tiểu đầu khác hoàn toàn so với thành phần của máu. Hướng dẫn giải Thành phần nước tiểu đầu không có tế bào máu và các chất có kích thước phân tử lớn hơn 70 - 80Å. Đáp án B. Câu 15. Trung bình mỗi ngày có khoảng bao nhiêu lít nước tiểu đầu được tạo ra? A. 170 - 180 lít. B. 100 - 200 lít. C. 170 - 300 lít. D. 180 - 300 lít Hướng dẫn giải Trung bình mỗi ngày có khoảng 170 - 180 lít nước tiểu đầu được tạo ra Đáp án A. Câu 16. Ống thận là nơi diễn ra quá trình bài tiết các chất thải sau đây ngoại trừ: A. chất khoáng. B. urea. C. K + . D. NH 3 . Hướng dẫn giải Ống thận là nơi diễn ra quá trình bài tiết các chất thải như: urea, K + , NH 3,.. Đáp án A. Câu 17. Sản phẩm bài tiết chính của hệ tiêu hóa là: A. nước tiểu. B. bilirubin. C. mồ hôi. D. creatinin. Hướng dẫn giải
Sản phẩm bài tiết chính của hệ tiêu hóa là bilirubin. Đáp án B. Câu 18. Ống thận gồm: A.ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp, ống dẫn nước tiểu. B. ống lượn gần, ống lượn xa, ống dẫn nước tiểu. C. ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp, quai Henle. D. ống góp, quai Henle, ống dẫn nước tiểu. Hướng dẫn giải Ống thận gồm: ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp, quai Henle. Đáp án C. Câu 19. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Ống thận là nơi diễn ra quá trình bài tiết một số chất thải như: urea, NH 3 , K + ,... (2) Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 - 2 lít nước tiểu chính thức được hình thành. (3) Nước tiểu chính thức được chứa trong khang Bowman và thải ra ngoài qua ống đái. (4) Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron thận. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Hướng dẫn giải Các nhận định đúng là: (1) Ống thận là nơi diễn ra quá trình bài tiết một số chất thải như: urea, NH 3 , K + ,... (2) Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 - 2 lít nước tiểu chính thức được hình thành. (4) Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron thận. Đáp án C. Câu 20. Thận duy trì cân bằng nội môi của cơ thể thông qua việc tham gia vào điều hòa các yếu tố sau đây, ngoại trừ: A. huyết áp B. thể tích máu. C. pH. D. lượng chất thải dư thừa, chất độc trong nước tiểu. Hướng dẫn giải Thận duy trì cân bằng nội môi của cơ thể thông qua việc tham gia vào điều hòa huyết áp, thể tích máu, pH. Đáp án D. Câu 21. Huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm sẽ kích thích thận tăng tiết: A. angiotensin. B. renin. C. aldosterone. D. ADH. Hướng dẫn giải Huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm sẽ kích thích thận tăng tiết renin. Đáp án B. Câu 22. Angiotensin kích thích co động mạch tới thận, giúp: A. giảm lượng nước tiểu tạo thành. B. thận tăng tiết renin. C. tăng tái hấp thụ Na + , và nước. D. giảm áp suất thẩm thấu của máu. Hướng dẫn giải Angiotensin kích thích co động mạch tới thận, giúp giảm lượng nước tiểu tạo thành. Đáp án A. Câu 23. Các trường hợp sau đây làm tăng áp suất thẩm thấu máu, ngoại trừ: A. khi ăn mặn. B. khi tăng glucose máu. C. khi cơ thể bị mất nước. D. khi cơ thể mệt mỏi. Hướng dẫn giải Khi cơ thể mệt mỏi, không làm tăng áp suất thẩm thấu máu. Đáp án D. Câu 24. Hormone aldosterone giúp: A. giảm áp suất thẩm thấu của máu. B. kích thích thận tăng tiết renin. C. kích thích tăng tái hấp thụ Na + và nước, làm giảm lượng nước tiểu. D. giảm lượng chất thải dư thừa, chất độc trong nước tiểu. Hướng dẫn giải
Hormone aldosterone giúp kích thích tăng tái hấp thụ Na + và nước, làm giảm lượng nước tiểu. Đáp án C. Câu 25. Áp suất thẩm thấu tăng sẽ kích thích: A. giảm lượng nước tiểu tạo thành. B. thận tăng tiết renin. C. tăng tái hấp thụ Na + , và nước. D. tiết hormone ADH. Hướng dẫn giải Áp suất thẩm thấu tăng sẽ kích thích tiết hormone ADH. Đáp án D. Câu 26. Huyết áp giảm khi: A. khi ăn mặn. B. khi tăng glucose máu. B. khi cơ thể bị mất máu. D. khi cơ thể mệt mỏi. Hướng dẫn giải Huyết áp giảm khi cơ thể bị mất máu. Đáp án B. Câu 27. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lườn xa và ống góp, là giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. (2) ADH giúp làm giảm áp suất thẩm thấu của máu. (3) Aldosterone giúp làm thể tích máu và huyết áp tăng. (4) Huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm sẽ kích thích thận tăng tiết renin. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Hướng dẫn giải Cả 4 nhận định đều đúng. Đáp án D. Câu 28. ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở: A. ống lượn gần và ống góp. B. ống lượn xa và ống góp. C. ống lượn xa và quai Henle. D. ống lượn gần và quai Henle. Hướng dẫn giải ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lườn xa và ống góp. Đáp án B. Câu 29. Bệnh sỏi đường tiết niệu là do: A. nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao làm các chất lắng đọng và kết tủa. B. nhiễm vi khuẩn. C. thận bị tổn thương. D. biến chứng của một số bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp,... Hướng dẫn giải Bệnh sỏi đường tiết niệu là do nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao làm các chất lắng đọng và kết tủa. Đáp án A. Câu 30. Cách điều trị viêm đường tiết niệu là: A. chạy thận nhân tạo. B. lọc máu màng bụng. C. uống thuốc. D. Phẫu thuật. Hướng dẫn giải Cách điều trị viêm đường tiết niệu là uống thuốc. Đáp án C. Câu 31. Đâu không phải là cách phòng bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu? A. Lối sống lành mạnh. B. Ăn thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối. C. uống đủ nước. D. Tình dục an toàn. Hướng dẫn giải Ăn thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối có thể gây ra các bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu. Đáp án B.