PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 01 (30 CÂU TN). HS.docx

ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 01 (30 CÂU) MỨC ĐỘ 1: BIẾT (15 câu) Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là A. Nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. Nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. Nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 2: Giá trị hằng số cân bằng K C của phản ứng thay đổi khi A. Thay đổi nồng độ các chất. B. Thay đổi nhiệt độ. C. Thay đổi áp suất. D. Thêm chất xúc tác. Câu 3: Trường hợp nào không dẫn điện được A. NaCl rắn, khan B. NaCl trong nước C. NaCl nóng chảy D. NaOH nóng chảy Câu 4: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước? A. MgCl 2 . B . HClO 3 . C . Ba(OH) 2 . D . C 6 H 12 O 6 Câu 5: Chất nào sau đây là điện li yếu A. NaCl B . HCl C . HF D . KOH Câu 6: Chất nào sau đây là điện li mạnh A. HF B. MgO C. KOH D. Fe(OH) 3 Câu 7: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng? A. HCl  H + + Cl - B. CH 3 COOH  CH 3 COO - + H + C. H 3 PO 4  3H + + 3PO 4 3- D. Na 3 PO 4  3Na + + PO 4 3- Câu 8: Phương trình điện li nào đúng? A. CaCl 2  Ba + + 2 Cl - B. Ca(OH) 2  Ca + + 2 OH - C. AlCl 3  Al 3+ + 3 Cl 2- D . Al 2 (SO 4 ) 3  2Al 3+ + 3SO4 2- Câu 9: Một dung dịch có [H + ] = 2,3.10 -3 M. Môi trường của dung dịch là: A. base B. acid C. trung tính D. không xác định Câu 10: Dung dịch HNO 3 0,001M có pH bằng: A. 3 B. 10 C. 4 D. 11 Câu 11: Theo thuyết Bronstet, H 2 O được coi là acid khi nào: A. Cho một electron B. Nhận một electron C. Cho một proton D. Nhận một proton Câu 12: Chất nào sau đây thuộc loại trung tính theo Bronsted? A. H 2 SO 4 B. Na + C. Fe 3+ D. CO 3 2- Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại acid theo Bronsted? A. H 2 SO 4 B. Na + C. SO 4 2- D. CO 3 2- Câu 14: Chất nào sau đây là chất lưỡng tính A. Na 2 CO 3 B. K 2 SO 4 C. KHCO 3 D. BaCl 2 Câu 15: Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng A. dung dịch NaCl B. dung dịch BaCl 2 C. dung dịch NaOH D. dung dịch HCl MỨC ĐỘ 2: HIỂU (10 Câu) Câu 16: Cho cân bằng hoá học: N 2 (k) + 3 H 2 (k)   2 NH 3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi A. Thay đổi áp suất của hệ B. Thay đổi nồng độ N 2 C. Thay đổi nhiệt độ D. Thêm chất xúc tác Fe.
Câu 17: Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng: 2SO 2 (k) + O 2 (k)   2SO 3 (k) H < 0. Nồng độ của SO 3 sẽ tăng, nếu: A. Giảm nồng độ của SO 2 . B. Tăng nồng độ của SO 2 . C. Tăng nhiệt độ. D. Giảm nồng độ của O 2 . Câu 18: Cho cân bằng: H 2 (K) + I 2 (K)   2HI (K) ∆H > 0. Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng: A. Áp suất B. Nồng độ I 2 C. Nhiệt độ D. Nồng độ H 2 Câu 19: Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự điện li? A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dd. B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương hoặc ion âm. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử. Câu 20: Trong số các chất sau: H 2 S, Cl 2 , H 2 SO 3 , NaHCO 3 , C 6 H 12 O 6 , Ca(OH) 2 , HF, NaClO, C 6 H 6 . Số chất điện li là A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 21: Nồng độ mol/l của Cl – trong dung dịch CaCl 2 0,3 M là: A. 0,3 B. 0,6 C. 0,9 D. 0,15. Câu 22: Dung dịch HNO 3 0,001M có pH bằng: A. 3 B. 10 C. 4 D. 11 Câu 23: Dung dịch nào sau đây có pH bằng 7 A. FeCl 3 B. KHSO 4 C. BaCl 2 D. HNO 3 Câu 24: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH A. Fe(OH) 3 B. Mg(OH) 2 C. Al(OH) 3 D. KOH Câu 25: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. NaNO 3 . B. Na 2 CO 3 C. NaHSO 4 . D. CuCl 2 MỨC ĐỘ 3, 4: VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO (5 Câu). Câu 26: Cho cân bằng: CH 4 (k) + H 2 O(k)   CO(k) + 3H 2 (k). Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H 2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là A. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ. Câu 27: Xét cân bằng trong bình kín có dung tích không đổi: X (khí)   2Y (khí) . Ban đầu cho 1 mol khí X vào bình, khi đạt đến trạng thái cân bằng thì thấy: Tại thời điểm ở 35 0 C trong bình có 0,730 mol X; Tại thời điểm ở 45 0 C trong bình có 0,623 mol X. Có các phát biểu sau về cân bằng trên: (1) Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. (2) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. (3) Thêm tiếp Y vào hỗn hợp cân bằng thì làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. (4) Thêm xúc tác thích hợp vào hỗn hợp cân bằng thì cân bằng vẫn không chuyển dịch. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 28: Cho phản ứng sau ở một nhiệt độ nhất định: N 2 + 3H 3   2NH 3 . Nồng độ (mol/l) lúc ban đầu của N 2 và H 2 lần lượt là 0,21 và 2,6. Biết K C của phản ứng là 2. Nồng độ cân bằng (mol/l) của N 2 , H 2 , NH 3 tương ứng là A. 0,08; 1 và 0,4. B. 0,01; 2 và 0,4. C. 0,02; 1 và 0,2. D. 0,001; 2 và 0,04. Câu 29: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 M và H 2 SO 4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là: A. 0,2 M B. 0,1 M C. 0,13 M D. 0,12 M Câu 30: Một dung dịch A chứa HCl và H 2 SO 4  theo tỉ lệ mol 3: 1. Để trung hoà 100 ml dung dịch A cần 50 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Nồng độ mol của acid HCl và H 2 SO 4  lần lượt là: A. 0,05 và 0,15 B. 0,15 và 0,05 C. 0,5 và 1,5 D. 1,5 và 0,5
ĐÁP ÁN 1C 2B 3A 4D 5C 6C 7C 8D 9B 10A 11C 12B 13A 14C 15C 16D 17B 18A 19C 20A 21B 22A 23C 24C 25B 26A 27C 28B 29D 30B

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.