PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chương 12 - ĐỘNG LỰC TRONG PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ DẠY.docx

1 Cluster 12: Motivation in Learning and Teaching Chương 12:  ĐỘNG LỰC TRONG PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ DẠY Người dịch: Lan Anh Hiệu đính: Yến Ly Teachers’ Casebook: Motivating Students When Resources Are Thin What Would You Do? Sổ Tay Tình Huống Dành Cho Giáo Viên:  Tạo Động Lực Cho Học Sinh Khi Nguồn Lực Khan Hiếm
2 Bạn sẽ làm gì trong tình huống này? It is July, and you have finally secured a teaching position for the fall. You have a number of ideas you hope will inspire learning in students. However, you are discovering that the teaching resources in the school where you will teach are slim to none; the only materials available are some aging texts and the workbooks that go with them. Every idea you have suggested for software, learning apps, simulation games, science project supplies, field trips, or other, more active teaching materials has been met with the same response: “There’s no money in the budget for that.” As you look over the texts and workbooks, you wonder how the students could be anything but bored by them. Also, you note that the texts look pretty high level for the grade level and student community. But the objectives in the workbooks are important. Besides, the district curriculum requires these units. Students will be tested on them in district-wide assessments next spring, so you want to do a good job of supporting students’ learning. Đã đến tháng 7 và cuối cùng bạn cũng đã xin được một vị trí giảng dạy cho học kỳ mùa thu sắp tới. Bạn có một số ý tưởng và hy vọng sẽ truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Tuy nhiên, bạn nhận ra rằng nguồn lực giảng dạy tại ngôi trường này rất khan hiếm; những tài liệu duy nhất có sẵn là một số sách giáo khoa cũ kỹ và các cuốn bài tập đi kèm. Mọi ý tưởng bạn đề xuất về phần mềm, ứng dụng học tập, trò chơi mô phỏng, đồ dùng cho dự án khoa học, các chuyến tham quan thực tế hoặc những tài liệu giảng dạy chủ động khác đều nhận được phản hồi giống nhau: "Ngân sách hiện không có đủ cho những thứ đó". Khi xem qua sách giáo khoa và bài tập, bạn lo ngại rằng chúng có thể khiến học sinh cảm thấy buồn tẻ. Bạn cũng nhận thấy nội dung sách có vẻ khá cao hơn so với trình độ lớp và khả năng của học sinh. Tuy nhiên, các mục tiêu trong sách bài tập lại rất quan trọng. Hơn nữa, chương trình giảng dạy của quận yêu cầu các đơn vị kiến thức này. Vào mùa xuân năm tới, học sinh sẽ được kiểm tra những kiến thức này trong kỳ thi đánh giá toàn quận, vì vậy bạn muốn cố gắng hết sức để hỗ trợ việc học của các em.  Critical Thinking ● How would you arouse student curiosity and interest about the topics and tasks in the workbooks? ● How would you establish the value of learning this material? ● How would you handle the difficulty level of the texts? ● What do you need to know about motivation to solve these problems? ● What do you need to know about your students to motivate them?
3 Tư duy phản biện ● Bạn sẽ kích thích sự tò mò và tạo hứng thú cho học sinh như thế nào đối với các chủ đề và bài tập trong sách? ● Bạn sẽ làm gì để học sinh thấy được giá trị của việc học tài liệu này? ● Bạn sẽ điều chỉnh độ khó của những sách giáo khoa này như thế nào? ● Bạn cần hiểu gì về động lực học tập để giải quyết các vấn đề này? ● Bạn cần biết những gì về học sinh của mình để khơi gợi động lực học tập của các em? Overview and Objectives Tổng quan và Mục tiêu Most educators agree that motivating students is one of the critical tasks of teaching. To learn, students must be cognitively, emotionally, and behaviorally engaged in productive class activities. We begin with the question “What is motivation?” and examine many of the answers that have been proposed, including a discussion of intrinsic and extrinsic motivation. You already know quite a bit that applies to motivation based on your understanding of behavioral, cognitive, social cognitive, and sociocultural theories of learning. Hầu hết các nhà giáo dục đều đồng thuận rằng việc tạo động lực cho học sinh là một trong những nhiệm vụ then chốt của giảng dạy. Để học tập, học sinh phải được tham gia vào các hoạt động lớp học hiệu quả trên cả 3 phương diện: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi: “Động lực là gì?” và xem xét nhiều câu trả lời đã được đề xuất, bao gồm cả thảo luận về động lực nội sinh và động lực ngoại sinh. Kiến thức của bạn về hành vi, nhận thức, nhận thức xã hội và thuyết văn hóa xã hội có thể áp dụng vào việc tạo động lực học tập. Next, we consider more closely five broad factors or themes that frequently appear in discussions of motivation: needs and self-determination, goal orientations, expectancies and values, attributions and beliefs, and feelings such as interests, curiosity, flow, or anxiety. How do we put all this information together in teaching? How do we create environments, situations, and relationships that encourage motivation and engagement in learning? First, we consider how the influences on motivation come together to support motivation to learn. Then we discuss a number of strategies for developing a motivational climate in your classroom and provide a toolkit for helping your students stay motivated.
4 Tiếp theo, chúng ta xem xét kỹ hơn về 5 yếu tố hoặc chủ đề rộng thường xuất hiện trong các thảo luận về động lực: nhu cầu và sự tự quyết, định hướng mục tiêu, kỳ vọng và giá trị, quy kết và niềm tin, cùng với các trạng thái như sự hứng thú, tò mò, trạng thái dòng chảy hoặc lo âu. Làm thế nào để chúng ta tích hợp tất cả thông tin này vào việc giảng dạy? Chúng ta có thể xây dựng không gian học tập, thiết kế tình huống và tạo lập mối quan hệ như thế nào để thúc đẩy động lực và mức độ tham gia của học sinh? Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét cách các yếu tố tác động đến động lực cùng tương tác để thúc đẩy học tập. Sau đó, chúng ta sẽ thảo luận về một số chiến lược để phát triển môi trường tạo động lực trong lớp và cung cấp những công cụ giúp học sinh duy trì động lực. By the time you have completed this cluster, you should be able to: 12.1 Define motivation and describe the differences between intrinsic and extrinsic motivation. 12.2 Explain how learners’ needs—including the needs for competence, autonomy, and relatedness—influence their motivation to learn. 12.3 Describe the different kinds of goal orientations and examine their influences on motivation. 12.4 Discuss how students’ expectations for success, value of the task, and perceptions of cost can influence motivation. 12.5 Discuss how students’ beliefs and attributions about their school experiences and their ability mindsets can influence motivation. 12.6 Describe the role of interests, curiosity, flow, emotions, and anxiety in motivation. 12.7 Explain how teachers can influence and encourage students’ motivation to learn. Sau khi hoàn thành chương này, bạn sẽ đạt được các kỹ năng sau: 12.1 Làm rõ khái niệm động lực và mô tả sự khác biệt giữa động lực nội sinh và động lực ngoại sinh. 12.2 Giải thích sự ảnh hưởng của 3 nhu cầu cơ bản của người học – nhu cầu về năng lực, nhu cầu tự chủ, nhu cầu kết nối – đối với động lực học tập.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.