Nội dung text Lớp 12. Đề thi cuối kì 1 (đề số 9) - Form mới 2025.docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 9 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Công thức nào sau đây là một dạng cấu tạo của glucose? A. . B. . C. . D. . Câu 2. Chất nào sau đây là ester? A. HCOOC 2 H 5 . B. HOCH 2 CH 2 COOH. C. C 2 H 5 CHO. D. CH 3 COONH 4 . Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng về carbohydrate? A. Sợi bông là cellulose gần như tinh khiết. Cellulose có công thức phân tử là (C 6 H 10 O 5 )n, với n có giá trị hàng trăm. B. Phân tử cellulose gồm các đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết -1,4-glycoside tạo thành mạch dài. C. Trong tự nhiên, saccharose có nhiều trong cây mía hoặc củ cải đường, quả thốt nốt. D. Phân tử saccharose gồm một đơn vị glucose và một đơn vị fructose liên kết với nhau bằng liên kết -1,2-glycoside. Câu 4. Thủy phân một chất béo (trong môi trường acid) tạo ra stearic acid, palmitic acid và glycerol. Có thể có bao nhiêu chất béo thỏa mãn tính chất trên? A. 6. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 5. Cho polymer có cấu tạo như sau: Polymer trên là thành phần chính của cao su nào sau đây? A. Cao su buna-S. B. Cao su buna -N. C. Cao su thiên nhiên. D. Cao su buna. Câu 6. Thế điện cực chuẩn (E) của cặp oxi hoá – khử càng nhỏ thì tính oxi hoá của dạng oxi hóa càng …(1)… và tính khử của dạng khử càng ...(2)... Thông tin phù hợp điền vào (1) và (2) lần lượt là A. (1): mạnh; (2): yếu. B. (1): yếu; (2): mạnh. C. (1): mạnh; (2): mạnh. D. (1): yếu; (2): yếu. Câu 7. Khi tiến hành thí nghiệm với nitric acid đặc, nếu không cẩn thận có thể bị dính nitric acid vào tay. Khi đó, tại chỗ bị dính nitric acid, da tay bị chuyển thành A. màu vàng. B. màu đen. C. màu hồng. D. màu tím. Câu 8. Loại liên kết được hình thành giữa các -amino acid trong peptide được gọi là A. liên kết ion. B. liên kết hydrogen. C. liên kết peptide. D. liên kết cộng hoá trị. Mã đề thi: 999
Câu 9. Trong pin điện hoá, một điện cực hydrogen được tạo bởi dây platinum (Pt) phủ lớp Pt xốp, có hấp phụ khí hydrogen (H 2 ) trên bền mặt và được nhúng vào dung dịch HCl. Vai trò của dây platinum là A. vật dẫn electron của cặp oxi hoá – khử. B. dạng khử trong cặp oxi hoá – khử. C. dạng oxi hoá trong cặp oxi hoá – khử. D. vật dẫn ion của cặp oxi hoá – khử. Câu 10. Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Zn - Cu, chiều của dòng điện (chiều chuyển động của các điện tích dương) được quy ước là từ A. cực kẽm sang cực đồng. B. cực bên trái sang cực bên phải. C. anode sang cathode. D. cực dương sang cực âm. Câu 11. Nguồn điện hoá học nào sau đây không dựa vào các phản ứng hoá học? A. Pin Galvani. B. Pin nhiên liệu. C. Acquy. D. Pin mặt trời. Câu 12. Từ amino acid X và methyl alcohol điều chế được ester Y có công thức phân tử C 3 H 7 O 2 N. Công thức cấu tạo của amino acid X là A. 32CHCHCOOH . B. 22HNCHCOOH . C. 223HNCHCOOCH . D. 32CHCHNHCOOH . Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo. B. Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi. C. Keo dán epoxy dùng để dán các vật liệu kim loại, gỗ, thủy tinh, bê tông,… D. Tơ là những polymer hình sợi dài, có độ bền nhất định, có mạch không phân nhánh, xếp song song với nhau và được lấy từ nguồn thiên nhiên. Câu 14. Cho phổ hồng ngoại của aniline: Cụm peak ứng với dao động của nhóm N – H là A. (B). B. (D). C. (A). D. (C). Câu 15. Trong quá trình lên men một carbohydrate, biểu đồ nào dưới đây thể hiện tốt nhất vai trò xúc tác của enzyme cho sự hình thành sản phẩm [P] theo thời gian? A. . B. . C. . D. . Câu 16. Vật liệu composite là loại vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có các tính chất vượt trội so với vật liệu ban đầu. Cho các phát biểu sau: (a) Vật liệu composite thường gồm vật liệu cốt và vật liệu nền. (b) Vật liệu nền có vai trò đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết. (c) Vật liệu cốt đóng vai trò liên kết các vật liệu nền với nhau. (d) Vật liệu nền điển hình như nền hữu cơ, nền kim loại, nền gốm. Những phát biểu đúng là A. (a), (c), (d). B. (a), (d). C. (a), (b), (c). D. (a), (b), (c), (d).
Câu 17. Khối lượng của một đoạn mạch nylon-6,6 là 27346 amu và của một đoạn mạch capron là 17176 amu. số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là A. 113 và 152. B. 121 và 114. C. 121 và 152. D. 113 và 114. Câu 18. Cho biết sức điện động chuẩn của các pin sau: Sự sắp xếp nào sau đây đúng với tính khử của các kim loại X, Y, Z, M? A. Y < X < Z < M. B. M < Z < Y < X. C. X < Y < M < Z. D. X < Y < Z < M. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho khoảng 5 mL dung dịch hồ tinh bột 1% vào một ống nghiệm, thêm tiếp khoảng 1 mL dung dịch HCl 1M, lắc đều. Đặt ống nghiệm trong một cốc thủy tinh chứa nước nóng khoảng 10 phút, sau đó để nguội. Bước 2: Thêm từ từ NaHCO 3 rắn vào ống nghiệm đến khi ngừng sủi bọt khí. Bước 3: Cho 0,5 mL dung dịch CuSO 4 5% vào một ống nghiệm khác chứa 2 mL dung dịch NaOH 10% lắc nhẹ. Bước 4: Cho khoảng 2 mL dung dịch ở bước 2 vào ống nghiệm ở bước 3, sau đó đặt ống nghiệm trong cốc thủy tinh chứa nước nóng khoảng 5 phút. a. Ở bước 1 xảy ra quá trình thủy phân tinh bột thành glucose. b. Ở bước 2, nếu thay NaHCO 3 rắn bằng NaOH rắn thì hiện tượng thí nghiệm vẫn không thay đổi. c. Sau bước 3, ống nghiệm chứa Cu(OH) 2 màu xanh và NaOH dư. d. Sau bước 4, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh lam. Câu 2. Cho các cặp oxi hóa- khử và giá trị thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hóa- khử Cu 2+ /Cu Fe 3+ /Fe 2+ Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn ,V +0,34 +0,771 +0,799 a. Kim loại Cu khử được ion Fe 3+ tạo thành Fe. b. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử: Ag, Cu, Fe 2+ . c. Ion Fe 2+ khử được ion Ag + đều thành kim loại Ag. d. Ion Fe 3+ và ion Ag + đều khử được Cu thành ion Cu 2+ . Câu 3. Poly(methyl methacrylate) (viết tắt là PMMA) là một polymer được điều chế từ methyl methacrylate. PMMA được sử dụng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglass. Plexiglass được dùng làm kính máy bay, ô tô, kính trong các máy móc nghiên cứu, kính xây dựng, trong y học dùng làm răng giả, xương giả,... a. Phản ứng tổng hợp PMMA từ methyl methacrylate thuộc loại phản ứng trùng ngưng. b. PMMA thuộc loại polyamide. c. Trong một mắt xích PMMA, phần trăm khối lượng nguyên tố carbon là 60%. d. Để tổng hợp được 100 kg poly(methyl methacrylate) cần dùng 80 methyl methacrylate với hiệu suất phản ứng trùng hợp là 80%, Câu 4. Cho các chất sau: a. X và Y đều là thành phẩn chính của xà phòng. b. X và Y đều có tính năng giặt rửa. c. X và Y đều có đầu kị nước gắn với đuôi ưa nước. d. X và Y đều tạo muối khó tan trong nước cứng.
PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho biết: 2 0 /ZnZnE = –0,763 V; 0 /AgAgE = +0,799V. Một pin điện hoá được tạo bởi hai cặp oxi hoá - khử là Zn 2+ /Zn và Ag + /Ag. Sức điện động chuẩn của pin là bao nhiêu milivolt (mV)? Câu 2. Cho dung dịch ở pH = 6 gồm glycine (1), lysine (2) và glutamic acid (3) được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Đặt dung dịch trong điện trường thì hiện tượng điện di của các amino acid được biểu diễn như hình vẽ dưới đây. Gán các số thứ tự của các chất theo thứ tự kí hiệu X, Y, Z thành dãy ba chữ số (ví dụ: 123, 231,…). Câu 3. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột 2HO (1) Maltose 2HO (2) Glucose (3) Ethanol 2O (4) Acetic acid Có bao nhiêu phản ứng có thể được xúc tác bởi các enzyme? Câu 4. Cho các polymer sau: protein, polypropylene, polyethylene, poly(vinyl chloride), polystyrene, tinh bột. Khi đun nóng mỗi chất với dung dịch acid hoặc dung dịch kiềm, có bao nhiêu chất bị phân cắt mạch polymer? Câu 5. Hộp nhựa chế tạo từ polypropylene (PP) chịu được nhiệt độ lên tới 160 o C nên có thể dung hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng. Từ 1 tấn propylene, sản xuất được tối đa k.10 3 hộp nhựa với hiệu suất cả quá trình đạt 80% theo sơ đồ: Biết khối lượng của mỗi hộp nhựa là 50g và polypropylene chiếm 90% khối lượng hộp nhựa. Giá trị của k là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần mười). Câu 6. Quá trình quang hợp tạo ra lương thực, cân bằng lượng khí CO 2 và O 2 trong khí quyển. Giả thuyết quá trình quang hợp tạo ra tinh bột trong hạt gạo xảy ra theo hai giai đoạn sau với hiệu suất cả quá trình đạt 100%: 6CO 2 + 6H 2 O C 6 H 12 O 6 + 6O 2 nC 6 H 12 O 6 (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O Trên một thửa ruộng có diện tích 720 m 2 , mỗi vụ tạo ra 324 kg gạo (chứa 80% tinh bột), đồng thời đã hấp thụ V m 3 khí CO 2 (25 o C, 1 bar) để tạo ra lượng tinh bột trên. Giá trị của V là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.