PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

Threads: @tht.diary ĐẤT NƯỚC 1. Bình luận về việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ. + Vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ - khám phá cuộc sống đời thường của nhân dân - khám phá tâm hồn của con người + Đưa truyền thuyết, cổ tích vào ý thơ một cách tự nhiên → đất nước vì thế mà trở nên gần gũi, sâu sắc, vừa đậm đà tính dân tộc, vừa giàu tính trí tuệ mới mẻ + Phong tục tập quán sinh hoạt đời thường → đất nước có bề dày truyền thống, nếp sống giản dị nét đẹp văn hóa thuần phong mỹ tục, đậm đà bản sắc Việt Nam ● Lý giải: Sở dĩ, Nguyễn Khoa Điềm lại sử dụng rất nhiều chất liệu văn hoá dân gian vào trong những áng thơ của mình là bởi, văn hoá dân gian là bởi những thứ truyền miệng, dễ tổn thương, mất mát nhất. Việc tác giả làm sống lại những giá trị văn hoá dân gian qua hình thức thơ ca nói riêng hay văn học viết nói chung, thực chất là sự nối dài sự sống cho tác phẩm và nối tiếp tinh thần ấy đến những thế hệ mai sau. 2. Nhận xét về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. + Không phải là một tư tưởng mới → hình thành từ xa xưa trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15: “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới” → đầu thế kỷ 20: xuất hiện cùng tư tưởng dân chủ tư sản theo tân thư đến với lớp chí sĩ yêu nước: “dân là dân nước, nước là nước dân” (Phan Bội Châu) ⇒ nhân dân gánh vác lịch sử đi vào thơ ca và trở thành ánh sáng đặc biệt: Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người Là đứng theo dáng mẹ “Đòn gánh tre chín rạn hai vai” + Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng nói làm phong phú tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân → điểm mới: - đất nước và nhân dân không phải là 2 khái niệm tách biệt mà có mối quan hệ gắn bó máu xương - văn hóa, văn hoá dân gian là cội nguồn của đất nước → đất nước của ca dao thần thoại - Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là của cả những con người vô danh sống giản dị và bình tâm → họ đã làm nên đất nước
Threads: @tht.diary Lý giải: Điểm mới trong sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm đều xuất phát từ tư tưởng tiến bộ trong thời kỳ Cách mạng ấy là tư tưởng Đất Nước của dân, do dân và vì dân. → Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào về Đất Nước, Nhân dân, thức tỉnh mọi người ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đất Nước. Thời trung đại, Đất Nước gắn liền với đế vương: “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư”, gắn với các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê... nhưng một số tướng lĩnh, quan lại như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi đã nhận thấy vai trò to lớn của nhân dân đối với đất nước. Trần Hưng Đạo đã từng dâng kế sách cho vua: muốn đánh thắng giặc phải biết khoan thư sức dân, sâu rễ bền gốc trong dân. Nguyễn Trãi đã thấy: “Lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản”. Thời cận đại, Phan Bội Châu từng nhận định: “Dân là dân nước, nước là nước dân”, “Một lãnh thổ không thể gọi là đất nước nếu không có nhân dân”. Đến thời đại Hồ Chí Minh, Bác luôn nhắc nhở Đảng ta “Lấy dân là gốc”. Như vậy, dù ờ thời đại nào thì các nhà tư tưởng lớn vẫn nhìn thấy vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân đối với đất nước. Nhân dân gánh trên đôi vai của mình đất nước đi suốt cuộc trường chinh cũng như những cuộc khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi làm ra đất nước... Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng nói làm phong phú tư tưởng của các bậc hiền nhân, đồng thời cho nó một màu áo mới. Trong thơ ông, Đất Nước và Nhân Dân không phải là hai khái niệm tách rời mà có mối quan hệ gắn bó, máu xương. Đất nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của đời thường: Nhân dân chính là người đã sáng tạo ra dòng chảy văn hóa cho cả một dân tộc, nhiều giá trị vật chất và tinh thần đã được nhân dân giữ lại và truyền đạt cho đời sau, để con cháu phát huy và kế thừa những truyền thống tốt đẹp của cha ông xây dựng bao đời. Điểm mới trong sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm đều xuất phát từ tư tưởng tiến bộ trong thời kỳ Cách mạng ấy là tư tưởng Đất Nước của dân, do dân và vì dân. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào về Đất Nước, Nhân dân, thức tỉnh mọi người ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đất Nước 3. Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: trữ tình - chính luận - Chính luận: + vấn đề của nhận thức, lý trí, tư tưởng + bao gồm lý lẽ dẫn chứng → mang tính nghị luận sắc bén - Trữ tình: + giàu cảm xúc, gửi gắm tình cảm → sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố giúp cho: ● thơ chính luận không hề khô khan, đơn điệu bởi có dấu ấn của cảm xúc → cảm xúc được ý thức
Threads: @tht.diary ● thơ trữ tình dạt dào mà nhận thức vẫn cao đẹp, nội dung mang tầm vóc lớn lao, đậm màu sắc thời đại ⇒ phong cách vừa làm nên dấu ấn của một nhà thơ vừa bắt nhịp cầu giao cảm với người tiếp nhận để những vấn đề mang tính nghị luận đến với họ qua con đường tình cảm 4. Trách nhiệm của tuổi trẻ + ý thức sâu sắc về thế hệ của mình → trách nhiệm với quê hương đất nước trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống + tinh thần xả thân, sẵn sàng hi sinh, dấn thân, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh + tự nguyện dâng hiến, cống hiến sức mình vào vấn đề chung của đất nước → tư thế sẵn sàng nhập cuộc, trải nghiệm 5. Nhận xét chất sử thi trong sáng tác của nhà thơ. – Chất sử thi trong văn học tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ. Nhân vật chính là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu. Giọng điệu sử thi là giọng ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng. – Nguyễn Khoa Điềm hướng về những con người bình dị đã cần cù làm lụng và đánh giặc bảo vệ đất nước giữa những ngày kháng chiến chống Mỹ ác liệt, đất nước còn chia cắt. Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, giọng điệu tâm tình trò chuyện, từ ngữ giản dị, gần gũi nhằm khẳng định vai trò to lớn của nhân dân vô danh. 6. Nhận xét quan niệm của nhà thơ về Đất Nước. + Khi lí giải đất nước có từ đâu, tác giả đã lý giải bằng những gì gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình chúng ta (với những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”, với miếng trầu mang đậm nét văn hóa dân tộc, với truyền thuyết sâu thẳm trong tâm hồn Việt “ Thánh Gióng”. + Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân và văn hóa, lịch sử: Đất nước là phong tục “búi tóc sau đầu”, là vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của dân tộc “ gừng cay muối mặn”. + Đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời “ hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
Threads: @tht.diary + Đất nước còn được cảm nhận bằng những phong tục dân dã, gần gũi của dân tộc bằng những cái tên nôm na, giản dị “ cái kèo, cái cột thành tên”. → Đất Nước dưới quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm không phải của riêng ai. Đất Nước được sinh ra từ nhân nhân, hình thành trong nhân dân và thuộc về nhân dân. 7. Cách nhìn mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước + Đất nước không kì vĩ, trừu tượng mà hiện lên gần gũi, bình dị. + Đất nước không gắn với các bậc vua chúa, các triều đại lịch sử, các anh hùng hữu danh mà đất nước gắn với nhân dân và thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. + Đất nước được cảm nhận nhiều chiều: không gian, thời gian không gian và đặc biệt là chiều sâu văn hóa nhờ sử dụng chất liệu văn hóa dân gian. + Thời đại Hồ Chí Minh với tầm cao tư tưởng, cùng cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc đã giúp Nguyễn Khoa Điềm có những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc, toàn diện về đất nước, thể hiện tình yêu, niềm tự hào về đất nước 8. Thế hệ trẻ cần làm gì để hội nhập toàn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc? - Nhận thức đúng đắn về khái niệm hội nhập toàn cầu, hiểu biết sâu sắc về những vấn đề cơ bản của dân tộc, về phong tục, tập quán, thói quen, lối sống,... của người Việt Nam → Hành động: + Xây dựng nền tảng tri thức, nâng cao chuyên môn; không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng sống từ trải nghiệm, sách vở, trường lớp,... + Nghiêm túc tìm hiểu về lịch sử nước nhà, các phong tục truyền thống văn hóa của quê hương; xây dựng những hiểu biết về các nền văn hoá khác nhau trên thế giới + Trau dồi kỹ năng thiết yếu như kĩ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học, sáng tạo,... đặc biệt là khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông... + Bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mang tính cốt lõi: lòng tự trọng, tự tôn, tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm, lòng bác ái, khát vọng thay đổi, sự trung thực, tinh thần kỷ luật,...

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.