Nội dung text A 226.4_Duc JS TrongLuca-Lm Võ Đức Minh.pdf
Duc Giseu Trong Tin Mung Luca file:///J/Bao chuyen - pdf/@B 225_Kinh Thánh Tân Ước (đã PL 11 Its)/Duc JS TrongLuca-Lm Võ Đức Minh.html[11/21/2021 2:35:25 PM] ÐỨC GIÊSU KITÔ TRONG TIN MỪNG LUCA Lm. Giuse Võ Ðức Minh I. ÐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH. A. HƯỚNG VỀ GIÊRUSALEM. Trong Tin Mừng theo thánh Matthêu và thánh Marcô, việc quy hướng về Giêrusalem nơi Ðức Giêsu thực hiện sứ mạng cứu độ, chỉ tỏ hiện khoảng giữa thời gian hoạt động công khai của Ðức Giêsu. Ðối với thánh Luca, con đường tiến về Giêrusalem đã được vẽ ra ngay từ đầu, khi Ðức Giêsu xuất hiện công khai. Một số dẫn chứng sau đây làm nổi bật ý tưởng đó. 1. Trình thuật về việc Ðức Giêsu chịu thử thách (Lc 4,1-13). Thoạt đọc qua, chúng ta sẽ không thấy ngay điều khác biệt giữa câu chuyện của thánh Luca với câu chuyện của thánh Matthêu. MATTHÊU 4, 1-4 : Và tên cám dỗ tiến lại nói với Ngài : "Nếu Ngài là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho các viên đá này biến thành bánh". · Ðã viết : Người ta sống không chỉ nhờ bánh, nhưng là nhờ vào mọi lời xuất từ miệng Thiên Chúa. LUCA 4,1-4 : "Nếu Ngài là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho viên đá này biến thành bánh". · Ðã viết rằng : người ta sống không chỉ nhờ bánh. 4,5-7 : Bấy giờ ma quỷ đem Ngài theo nó đến Ðền Thánh và đặt Ngài trên thượng đỉnh Ðền Thờ. : · Ðức Giêsu nói với nó : "Nếu Ngài là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống dưới, vì đã viết rằng : Vì Ngươi, Người sẽ ra lệnh cho các thiên thần, và họ sẽ nâng Ngươi trên bàn tay họ, kẻo Ngươi lỡ vấp chân phải đá". 4, 5-8 : "Tôi biếu cho Ngài uy quyền đó hết thảy và vinh quang của các nước ấy, vì nó đã được phó thác cho tôi, và tôi muốn hiến cho ai, tuỳ ý tôi ; vậy, nếu Ngài bái xuống lạy tôi, thì nó sẽ là của Ngài tất cả". · Ðã viết : "ngươi phải bái lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi và chỉ thờ phượng một mình Người" 4,8-10 : Ma quỷ lại đem Ngài theo nó lên một ngọn núi cao chót vót và chỉ cho Ngài thấy hết các nước thiên hạ cùng vinh quang của chúng, mà nói với Ngài : "Tôi hiến cho Ngài hết mọi điều đó, nếu Ngài phục mình bái lạy tôi". · Bấy giờ Chúa Giêsu phán bảo nó : "Xéo đi ! Satan ! vì đã viết : ngươi phải bái lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi và chỉ thờ phượng một mình Người". 4, 8-10 : Ðoạn nó đem Ngài tới Giêrusalem và đặt Ngài trên thượng đỉnh Ðền Thờ mà nói với Ngài: "Nếu Ngài là Con Thiên Chúa, thì hãy từ đây, gieo mình xuống dưới, vì đã viết rằng : vì Ngươi, Người sẽ ra lệnh cho các Thiên thần gìn giữ Ngươi ; và rằng : Họ sẽ nâng Ngươi trên bàn tay họ, kẻo Ngươi lỡ vấp chân phải đá". · Và đáp lại Ðức Giêsu bảo nó: "Ðã có nói rằng : ngươi chớ có thử thách Chúa, Thiên Chúa của ngươi". 4,11 : Bấy giờ ma quỷ bỏ Ngài. Và này, các thiên thần tiến lại hầu hạ Ngài. 4,13 : Và ma quỷ đã xong mọi chước cám dỗ, thì nó lìa bỏ Ngài mà đợi dịp. ( Lc 4,13 // Lc 22,3.53) Như vậy, trong ba cuộc thử thách này, rõ ràng Luca có chủ ý thay đổi trật tự đem cuộc thử thách thứ hai trong Matthêu thành cuộc thử thách thứ ba trong tác phẩm của mình. Tại sao ? - Vì, đối với Luca, cuộc thử thách cuối cùng sẽ diễn ra và kết thúc tại Giêrusalem, nơi đó, ma quỷ tấn công lần cuối cùng và Ðức Giêsu sẽ chiến thắng.
Duc Giseu Trong Tin Mung Luca file:///J/Bao chuyen - pdf/@B 225_Kinh Thánh Tân Ước (đã PL 11 Its)/Duc JS TrongLuca-Lm Võ Đức Minh.html[11/21/2021 2:35:25 PM] 2. Biến cố sau bài "diễn văn - chương trình" tại Nazareth.(Lc 4, 28-30). Sau bài "diễn văn - chương trình" của Ðức Giêsu tại hội đường Nazareth (Lc 4,18-20), thì phản ứng của dân làng ở đây là phẫn nộ : "Họ đứng dậy, đuổi Ngài ra ngoài thành và điệu Ngài lên tận triền núi, nơi thành họ đã được xây cất, có ý xô Ngài xuống,- nhưng Ngài đã ngang qua giữa họ mà đi" (Lc 4,28-30). Thánh Luca đã ghi lại biến cố này một cách thật mơ hồ, khó hiểu ! Phải chăng đây là một phép lạ ? Hay Luca có dụng tâm gì khác, khi đề cập đến cuộc hành trình bí ẩn của Ðức Giêsu ? Ðọc Luca 4,30 so sánh với Luca 13,33, có lẽ chúng ta sẽ khám phá ra ý hướng thần học của Luca. Ðức Giêsu đã ngang qua giữa họ mà đi ; ý nói : Ðức Giêsu vẫn tiếp tục con đường của mình, bởi lẽ, con đường của Ðức Giêsu chỉ kết thúc tại Giêrusalem mà thôi. ". Ta phải ra đi, vì không lẽ một tiên tri lại phải chết ngoài Giêrusalem". Cuộc hành trình đó sẽ được thuật lại rõ ràng và tường tận trong phần hành trình tiến về Giêrusalem (Lc 9,51 - 19,28). Luca 9,51 : "Thời gian đã mãn, đến buổi Ngài siêu thăng - Ngài quả cảm đi lên Giêrusalem.". Luca 13,22 : "Ngài rảo khắp các thành, các làngmà giảng dạy và tiếp tục hành trình đi Giêrusalem". Luca 17,11 : "Xảy ra là trên đường đi lên Giêrusalem". Luca 19,28 : "Nói thế rồi, Ngài cầm đầu đi trước lên Giêrusalem". 3. Bỏ qua việc tường thuật về các cuộc hiện ra của Ðức Kitô Phục Sinh ở Galilê. Khác với Matthêu và Marcô, hai vị này đã tường thuật tỉ mỉ các lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra tại Galilê ; ở đây, Luca cố tình bỏ qua câu chuyện đó, vì Luca muốn làm nổi bật ý hướng thần học của mình, là mầu nhiệm Phục Sinh được diễn ra và hoàn thành tại Giêrusalem. Và cũng chính từ Giêrusalem mà Hội Thánh của Chúa Kitô Phục Sinh đã được khai sinh, để ra đi đem Tin Mừng cứu độ đến cho muôn dân. x. Luca 24,6 : ". Các ngươi hãy nhớ lại Ngài đã nói làm sao với các ngươi, khi còn ở Galilê, rằng .". 4. Tin Mừng về Ðức Kitô đạt tới cao điểm ở Giêrusalem trong Ðền Thờ. "Và, thờ lạy Ngài rồi, họ đã trở lại Giêrusalem. Vui mừng khôn xiết và hằng ở trong Ðền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa" (Lc 24, 52-53). Lưu ý: Luca đã mở đầu tác phẩm Tin Mừng bằng câu chuyện truyền tin cho Zacaria ở Ðền Thờ, tại Giêrusalem, và kết thúc tác phẩm với việc các Tông Ðồ hiện diện tại Giêrusalem, chúc tụng Thiên Chúa trong Ðền Thờ. Qua những dẫn chứng trên đây, chúng ta thấy rõ chủ ý của Luca trong sách Tin Mừng là đặt một hướng đi tới Giêrusalem. Nhưng tại sao phải gò ép như thế ? - Là vì Giêrusalem chính là trung tâm, nơi diễn ra các biến cố quan trọng của ơn cứu độ : tại Giêrusalem, Ðức Giêsu Kitô đã chết, đã sống lại, đã siêu thăng ; cũng tại Giêrusalem mà Chúa Thánh Thần đã hiện xuống khai sinh Hội Thánh, xuất phát những chứng nhân của Tin Mừng cứu độ đến tận cùng trái đất. B. BUỔI SIÊU THĂNG (ASCENSION). 1. Buổi siêu thăng, cao điểm sứ vụ của Ðức Kitô . Ðối với Luca, cao điểm sứ vụ của Ðức Kitô không phải là lúc người bị đóng đinh trên thập giá, nhưng chính là lúc Người được siêu thăng. Các bản văn Tin Mừng theo thánh Luca đều làm nổi bật ý hướng đó. Lc 4, 30 : "Ngài đã ngang qua giữa họ mà đi". Ngài vẫn đi, vẫn tiếp tục cuộc hành trình của Ngài. Hướng đi, con đường là đề tài Luca sử dụng thường xuyên.
Duc Giseu Trong Tin Mung Luca file:///J/Bao chuyen - pdf/@B 225_Kinh Thánh Tân Ước (đã PL 11 Its)/Duc JS TrongLuca-Lm Võ Đức Minh.html[11/21/2021 2:35:25 PM] x. Cv 1,11 : "Các ông, người Galilê, tại sao các ông cứ đứng đó nhìn trời ? Ðức Giêsu đây, Ðấng vừa siêu thăng xa cách các ông, Ngài sẽ đến cũng một thể như các ông đã thấy Ngài đi về trời". Lc 9,31 : "Hai vị nói đến việc ra đi (exodos autou) Ngài sắp hoàn tất tại Giêrusalem". Nhiều tác giả hiểu "việc ra đi" là cái chết của Ðức Giêsu ; nhưng ở đây, lời nói xảy ra trong câu chuyện biến hình, trong đó có hai yếu tố chúng ta cần chú ý : đó là vinh quang (doxa) và sự hiện diện của hai người (Môsê và Êlya). "Vinh quang" và "sự hiện diện của hai người" là hai yếu tố chúng ta sẽ gặp lại trong câu chuyện tường thuật việc phục sinh của Ðức Giêsu (Lc 24,4). "Ðang khi họ phân vân về điều ấy, thì này : có hai người bỗng hiện ra cho họ, áo chói lòa". Và trong bài trình thuật về việc Ðức Kitô siêu thăng (Cv 1,10) : "Và đang lúc họ đăm đăm nhìn Ngài lên trời, thì này : có hai người, y phục trắng ngời đã đứng bên họ". Lưu ý : việc ra đi của Ðức Giêsu lên Giêrusalem có phải là hành động vào Ðất Hứa của dân Dothái thuở xưa hay không ? (x. Từ ngữ Exodos). Lc 9,51 : "Thời gian đã mãn, đến buổi Ngài siêu thăng" Từ ngữ "siêu thăng" (Analêmpsis) là kiểu nói trong văn chương Hylạp để diễn tả "cái chết", tương tự như chúng ta nói "khuất bóng", "quy tiên". Nhưng theo truyền thống Dothái và theo các văn kiện Cựu Ước, thì Môsê, Êlya và Hênoch đã được siêu thăng. Khi đặt Môsê và Êlya đứng bên Ðức Giêsu trong cuộc biến hình, và khi hai vị nói đến việc "ra đi" của Ðức Giêsu, chắc hẳn Luca muốn đề cập đến việc siêu thăng của Người. Siêu thăng vừa là một cuộc hành trình, đồng thời cũng là một biến cố, một dữ kiện. Lc 24, 51-53 : "Và xảy ra là đang khi Ngài chúc lành cho họ, thì Ngài đã từ biệt họ và được nhắc lên trời. Và thờ lạy Ngài rồi, họ đã trở lại Giêrusalem, vui mừng khôn xiết, và hằng ở trong Ðền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa". Buổi siêu thăng của Ðức Giêsu được trình bày như buổi từ biệt của Người đối với các môn đệ. Người kết thúc cuộc sống trần thế ; còn các môn đệ, thì họ trở về Ðền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa. Trong khi đó, bản văn của sách Công Vụ Các Tông Ðồ đề cập đến Buổi Siêu Thăng của Ðức Giêsu - không mang dáng dấp của buổi từ biệt - nhưng lại mở ra một khung trời mới cho Hội Thánh. Cv 1, 1-11 : Buổi Siêu Thăng của Ðức Giêsu chính là khởi điểm của Hội Thánh, loan báo ngày Chúa quang lâm. Các môn đệ trở về nhà tiệc ly, bổ sung Mathia cho đủ số 12 và đón nhận Chúa Thánh Thần để bắt đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ của mình. 2. Tư tưởng thần học Luca từ cái nhìn về việc Ðức Kitô siêu thăng. Vì Luca quan niệm việc Ðức Giêsu siêu thăng như cao điểm của sứ vụ cứu thế của Người, nên có một số điểm liên quan đến tư tưởng thần học của Luca trong sách Tin Mừng mà chúng ta cần lưu ý. a. Quan niệm của Luca về thập giá và Phục Sinh của Ðức Giêsu. Trong tư tưởng thần học của Matthêu và của Marcô, cái chết của Ðức Giêsu trên thập giá có ý nghĩa rất quan trọng trong sứ vụ cứu thế của Người. Mt 20,28 // Mc 10,45 : "Con Người không đến để được hầu hạ nhưng là để hầu hạ và thí mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người" (Ðức Giêsu giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết bằng cách đổ máu mình ra). Luca đã sử dụng lời đó, nhưng chủ ý bỏ câu : "thí mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người". Lc 22, 25-27 : ". Kẻ làm đầu thì ở như người hầu hạ. còn Ta, Ta ở giữa các ngươi như kẻ hầu bàn". Trong Luca 22,20 có đề cập đến "Giao Ước Mới trong Máu của Người". Ðiều này để chỉ Thánh Thể Ðức Giêsu . Còn trong Công Vụ 20,28 : ". để anh em chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Người đã mua chuộc lấy bằng chính Máu Con của Người". Ở đoạn văn này, Máu của Ðức Giêsu lại mở sang Hội Thánh. Trong khi Matthêu và Marcô đã xem cái chết của Ðức Giêsu như là lúc thực hiện ơn cứu độ ; thì Luca đã xem cái chết của Ðức Giêsu như là đoạn đường ngang qua, từ cái chết đến vinh quang, con đường dẫn đến vinh quang.
Duc Giseu Trong Tin Mung Luca file:///J/Bao chuyen - pdf/@B 225_Kinh Thánh Tân Ước (đã PL 11 Its)/Duc JS TrongLuca-Lm Võ Đức Minh.html[11/21/2021 2:35:25 PM] Lc 24,26 : "Thế thì Ðức Kitô lại không phải chịu khổ nạn như thế đã, rồi mới vào vinh quang của Ngài sao ?". b. Quan niệm của Luca về lịch sử cứu độ. Vì xem việc Ðức Giêsu siêu thăng là cao điểm, nên nếu phân lịch sử cứu độ làm ba thời kỳ như H. Conzelman : - Thời kỳ Israel - Thời kỳ Ðức Giêsu - Thời kỳ của Hội Thánh Có lẽ sẽ quá máy móc và không đúng hoàn toàn với cái nhìn thần học của thánh Luca, trên quan điểm lịch sử cứu độ, thánh Luca xem ba thời kỳ đó không phải như ba giai đoạn nối tiếp nhau, nhưng là ba trạng thái của một thời gian ; bởi lẽ, Luca quan niệm rằng từ lúc có lời hứa về Ðấng Cứu Ðộ đến khi Ðức Giêsu xuất hiện, rồi đến biến cố Ngài siêu thăng và việc Ngài sẽ trở lại trong vinh quang chỉ là một thời gian mà thôi ; đó là thời gian cứu độ. Ðiều này sẽ giúp chúng ta dễ hiểu khái niệm về thời cánh chung. C. ÐỨC KITÔ VÀ ÐỜI SỐNG CỦA HỘI THÁNH. Giữa sách Tin Mừng và sách Công Vụ các Tông Ðồ, có một mối liên hệ rất chặt chẽ. Các đặc điểm nổi bật và cơ bản của Chúa Giêsu Kitô trong sách Tin Mừng thì chúng ta cũng gặp thấy ở ngay trên khuôn mặt và đời sống của Hội Thánh ở sách Công Vụ các Tông Ðồ. 1. Ðức Kitô và Hội Thánh. Khi ghi lại những điểm song song này, chắc hẳn thánh Luca có chủ tâm muốn giới thiệu ơn cứu độ thực hiện trong Ðức Kitô và trong Hội Thánh. TIN MỪNG - ÐỨC KITÔ CÔNG VỤ - HỘI THÁNH Lc 3,21-22 : Ðức Kitô chịu thanh tẩy. Cv 2,1-11 : Hội Thánh chịu thanh tẩy : Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lc 4, 16-19 : Ðức Kitô công bố bài giảng - chương trình tại hội đường Nazareth, ở Galilê. · trích tiên tri Ysaia : "Thần Khí Chúa ở trên tôi .". Cv 2,14-20 : Hội Thánh (Phêrô thay mặt nhóm 12) công bố bài Kerygma tại Giêrusalem. · trích tiên tri Gioel : "Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên mọi xác phàm.". Lc 4,29 : Họ đuổi Ngài ra ngoài thành. Cv 7,58 : Và họ lôi ông (Stêphanô) ra ngoài thành mà ném đá. Lc 4,14 : Ðức Kitô trở về Galilê trong quyền năng của Thần Khí và tiếng tăm Ngài lan ra khắp cả vùng xung quanh Ngài giảng dạy. Cv 4,8 : "Bấy giờ, được đầy Thánh Thần, Phêrô nói cùng họ. Cv 8,29 : Thánh Thần sai Philip Cv 4,33 : Với quyền năng lớn lao, các tông đồ đoan chứng về sự sống lại của Chúa Giêsu và ân sủng dồi dào xuống trên họ hết thảy. Lc 4,40-41 : Ðức Kitô chữa lành nhiều người thuộc đủ chứng bệnh. Cv 2,43 ; 5,16 : nhiều người bệnh đã được Phêrô chữa lành. Lc 9,28-36 : cuộc Biến hình của Ðức Kitô, dấu chỉ tiên báo việc Người siêu thăng. Cv 1,9-11 : buổi siêu thăng của Ðức Kitô. Lc 23,12 : Vua Hêrôđê và quan Philatô làm thân với nhau. Cv 4,27 : Hêrôđê và Philatô vây cánh liên minh với nhau. Lc 22,69 : Con Người sẽ ngự bên hữu quyền năng Thiên Chúa. Cv 7,56 : Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Lc 23,46 : Lạy Cha, Con ký thác hồn Con trong tay Cha. Cv 7,59 : lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con. Lc 23,34 : Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm. Cv 7,60 : Lạy Chúa, xin đừng chấp tội này cùng họ. 2. Tước hiệu "Chúa" (Kyrios) trong Tin Mừng Luca. Thánh Luca đã sử dụng tất cả 16 lần tước hiệu Kyrios ("Chúa") để chỉ Ðức Giêsu trong sách Tin Mừng. Về đặc điểm