PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TỔNG ÔN 2 CHƯƠNG.pdf

TỔNG ÔN KHTN 7 – PHÂN MÔN HÓA HỌC I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Nguyên tử Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất. Cấu tạo:  Proton (p, +)  Neutron (n, 0)  Electron (e, -) Nguyên tử trung hòa về điện → tổng số p = tổng số e. Các electron sắp xếp thành từng lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. Lớp thứ nhất: Tối đa 2 e; Lớp thứ 2, 3: Tối đa 8 e. Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử. 2. Nguyên tố hóa học Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố hóa học có 1 kí hiệu hóa học và 1 tên gọi riêng. Kí hiệu hóa học gồm 1 hoặc 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường. 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học a. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn  Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.  Các nguyên tố cùng hàng có cùng số lớp e, cùng cột có tính chất gần giống nhau. b. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Ô nguyên tố  Ô nguyên tố cho biết:  Kí hiệu hóa học  Tên nguyên tố  Số hiệu nguyên tử  Khối lượng nguyên tử Chu kì  Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái qua phải. → Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.  Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. Hạt nhân Vỏ

b. Liên kết ion  Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử kim loại nhường e cho nguyên tử phi kim. Nguyên tử kim loại trở thành ion dương, nguyên tử phi kim trở thành ion âm.  Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu (Gọi là lực hút tĩnh điện) c. Liên kết cộng hóa trị  Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.  Các chất chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị gọi là chất cộng hóa trị 6. Hóa trị và công thức hóa học a. Công thức hóa học  Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học. Công thức hóa học của đơn chất: Ax Công thức hóa học của hợp chất: AxBy hoặc AxByCz , ...  Ý nghĩa của công thức hóa học: CTHH cho biết  Các nguyên tố hóa học tạo nên chất  Số nguyên tử hay tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố  Khối lượng phân tử của chất  Biết CTHH, tính được % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Bước 1: Tính khối lượng phân tử hợp chất Bước 2: Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất % khối lượng nguyên tố = b. Hóa trị:  Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử.  Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định theo quy ước hoặc quy tắc hóa trị  Quy ước: H chọn làm 1 đơn vị, O là 2 đơn vị. Nguyên tử liên kết với bao nhiêu H thì hóa trị bấy nhiêu.
 Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. II. BÀI TẬP 1. Trắc nghiệm Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là: A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron Câu 3. Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là: A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton và neutron Câu 4. Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. electron và neutron. C. neutron. D. proton và electron. Câu 5. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là A. electron. B. electron và neutron. C. neutron. D. proton và electron. Câu 6. Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là A. 23. B. 34. C. 35. D. 46. Câu 7. Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 2. Biết số hạt proton là 1. Tìm số hạt neutron? A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 8. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là A. 18 và 17. B. 19 và 16. C. 16 và 19. D. 17 và 18. Câu 9. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 60, trong đó số electron là 20. Số proton và số nơtron của Y lần lượt là A. 18 và 17. B. 19 và 20. C. 20 và 20. D. 20 và 40.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.