PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 5. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH (File HS).docx

CHUYÊN ĐỀ 5. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1. Bài toán tính theo phương trình 1 ẩn LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI  Bài toán: Đề bài cho số mol (dạng khối lượng hoặc thể tích khí) của một chất phản ứng (hoặc sản phẩm), chất phản ứng còn lại vừa đủ hoặc dư.  Phương pháp giải Bước 1: Tính số mol chất đã biết dựa vào dữ kiện đề bài Bước 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng và xác định tỉ lệ mol Bước 3: Dựa vào số mol đã biết và tỉ lệ mol theo phương trình hóa học  Số mol của chất cần tìm (sử dụng nhân chéo – chia ngang). Bước 4: Từ số mol chất cần tìm  đại lượng đề bài yêu cầu (m = n.M; V = n.24,79; …) ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [KNTT - SGK] Khi cho Mg tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng thì xảy ra phản ứng hóa học như sau: Mg + H 2 SO 4 → MgSO 4 + H 2 KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Tính số mol, thể tích, khối lượng trong phương trình hóa học Bước 1: Tính số mol chất đã biết dựa vào dữ kiện đề bài Bước 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng và xác định tỉ lệ mol Bước 3: Dựa vào số mol đã biết và tỉ lệ mol theo phương trình hóa học  Số mol của chất cần tìm (sử dụng nhân chéo – chia ngang). Bước 4: Từ số mol chất cần tìm  đại lượng đề bài yêu cầu (m = n.M; V = n.24,79; …) II. Hiệu suất phản ứng 1. Chất phản ứng hết, chất phản ứng dư, phản ứng hoàn toàn, phản ứng không hoàn toàn - Chất phản ứng hết là chất không còn sau khi phản ứng kết thúc. - Chất phản ứng dư là chất còn lại sau khi phản ứng kết thúc. - Phản ứng hoàn toàn là phản ứng có ít nhất một chất tham gia phản ứng hết sau khi phản ứng kết thúc. Trường hợp các chất phản ứng đều hết người ta nói phản ứng vừa đủ. - Phản ứng không hoàn toàn là phản ứng các chất phản ứng đều còn sau phản ứng. 2. Hiệu suất phản ứng - Hiệu suất phản ứng (kí hiệu H) là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết. - Phản ứng hoàn toàn có H = 100%, phản ứng không hoàn toàn có H < 100%. 3. Cách tính hiệu suất phản ứng - Hiệu suất phản ứng: thùctÕthu®­îc (s¶nphÈm) lÝthuyÕt(tÝnhtheoPT) n H.100% n
Sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO 4 . Tính thể tích khí H 2 thu được ở 25 o C, 1 bar. Câu 2. [CTST - SGK] Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam phosphorus trong khí oxygen. Hãy tính thể tích khí oxygen (đkc) và khối lượng sản phẩm tạo thành theo phản ứng: 4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 Câu 3. [CD - SGK] Đốt cháy hết 0,54 gam Al trong không khí thu được aluminium oxide theo sơ đồ phản ứng: Al + O 2  Al 2 O 3 . Lập phương trình hóa học của phản ứng rồi tính: (a) Khối lượng aluminium oxide tạo ra. (b) Thể tích khí oxygen tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn. Câu 4. Cho 5,6 gam sắt (iron) phản ứng vừa đủ với hydrochloric acid (HCl), sau phản ứng thu được muối iron (II) chloride (FeCl 2 ) và khí H 2 . (a) Viết phương trình hóa học xảy ra (b) Tính khối lượng muối iron (II) chloride thu được. (c) Tính thể tích khí hydrogen thu được ở đkc. Câu 5. Đốt cháy m gam magnesium trong oxygen dư thu được 8 gam magnesium oxide (MgO). (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính khối lượng magnesium đã tham gia phản ứng. (c) Tính thể tích khí oxygen cần dùng (ở đkc) theo 2 cách. Câu 6. Đốt cháy hết 10 gam kim loại R (hóa trị II) bằng khí oxygen dư, thu được 14 gam oxide của kim loại R. (a) Viết phương trình hóa học của phản ứng và tính khối lượng khí O 2 phản ứng. (b) Xác định nguyên tố kim loại R. Câu 7. Nung nóng potassium permanganate KMnO 4 hoặc potassium Chlorate KClO 3 thì xảy ra các phản ứng sau: KMnO 4 0t K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2  KClO 3 0 2MnO,t  KCl + O 2  (a) Cân bằng các sơ đồ phản ứng trên. (b) Nếu lấy cùng khối lượng KMnO 4 và KClO 3 thì phản ứng nào thu được lượng khí oxygen nhiều hơn? (c) Để thu được cùng lượng khí oxygen thì cần lấy khối lượng KMnO 4 hay KClO 3 nhiều hơn? Câu 8. Cho dòng khí CO dư qua hỗn hợp 2 oxide CuO và Fe 3 O 4 nung nóng thu được 29,6 gam hỗn hợp hai kim loại trong đó có sắt (iron) nhiều hơn đồng (copper) là 4 gam và khí CO 2 . (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính khối lượng sắt (iron) và đồng (copper) thu được. (c) Tính thể tích khí CO (đkc) đã tham gia phản ứng. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 9. (QG.19 - 204) Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam Fe trong dung dịch hydrochloric acid (HCl) dư, thu được muối iron (II) chloride (FeCl 2 ) và khí hydrogen. (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính khối lượng muối iron (II) chloride thu được. (c) Tính thể tích khí hydrogen thu được ở đkc. Câu 10. (QG.19 - 203) Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư thu được muối FeSO 4 và 2,479 lít khí H 2 (ở đkc). (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính khối lượng sắt (iron) đã phản ứng. (c) Tính khối lượng H 2 SO 4 đã tham gia phản ứng. Câu 11. Đốt cháy m gam nhôm (aluminium) trong khí oxygen dư thu được 20,4 gam aluminium oxide (Al 2 O 3 ). (a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng nhôm (aluminium) đã tham gia phản ứng. (c) Tính thể tích khí oxygen cần dùng (ở đkc) theo 2 cách. Câu 12. Có phương trình hóa học sau: CaCO 3   ot  CaO + CO 2 (a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO 3  để điều chế được 11,2 g CaO? (b) Muốn điều chế được 7 gam CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO 3 ? (c) Nếu có 3,5 mol CaCO 3  tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO 2  (đkc)? (d) Nếu thu được 14,874 lít khí CO 2  ở đkc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng? Dạng 2. Bài toán chất hết – chất dư LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI  Bài toán: Đề bài cho số mol (dạng khối lượng hoặc thể tích khí) từ hai chất phản ứng trở lên.  Phương pháp giải Bước 1: Tính số mol chất đã biết dựa vào dữ kiện đề bài Bước 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng và xác định tỉ lệ mol Bước 3: Dựa vào số mol đã biết và tỉ lệ mol theo phương trình hóa học biện luận xác định chất phản ứng hết, chất phản ứng dư (so sánh tỉ lệ sèmol hÖsè ; lớn – dư, nhỏ - hết)  Tính theo chất hết. Bước 4: Từ số mol chất cần tìm  đại lượng đề bài yêu cầu (m = n.M; V = n.24,79; …) ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 13. [CTST - SGK] Xét phản ứng xảy ra hoàn toàn: H 2 + Cl 2 → 2HCl. Tiến hành 3 thí nghiệm với các tỉ lệ mol khác nhau của khí hydrogen và khí chlorine, kết quả thu được như sau: (a) Các chất sau phản ứng trong các thí nghiệm (1), (2) và (3) gồm những chất nào? (b) Trong thí nghiệm (2) và (3), chất nào là chất hết và chất nào là chất dư? (c) Phản ứng nào xảy ra vừa đủ trong các thí nghiệm (1), (2), (3)? (d) Sản phẩm tạo thành trong 3 thí nghiệm là chất nào? Để xác định lượng sản phẩm tạo thành cần dựa vào lượng chất hết hay chất dư? Câu 14. [CD - SGK] Đốt cháy 1 mol khí hydrogen trong 0,4 mol khí oxygen đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng.
Câu 15. Đốt cháy 4,65 gam phosphorus trong bình chứa 3,7185 lít oxygen (đkc), sản phẩm tạo thành là diphosphorus pentoxide (P 2 O 5 ). (a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. (b) Sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam? (c) Tính khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng. Câu 16. Cho 4,8 gam magnesium tác dụng với 7,3 gam hydrochloric acid (HCl), sau phản ứng thu được muối magnesium chloride (MgCl 2 ) và khí H 2 . (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? (c) Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H 2 (ở đkc). Câu 17. Cho 0,2 mol barium hydroxide (Ba(OH) 2 ) tác dụng với 7,3 gam hydrochloric acid, sau phản ứng thu được muối barium chloride (BaCl 2 ) và nước. (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu mol? (c) Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối barium chloride. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 18. Cho 5,4 gam nhôm (aluminium) tác dụng với 14,6 gam hydrochloric acid, sau phản ứng thu được muối aluminium chloride (AlCl 3 ) và khí H 2 . (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? (c) Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H 2 (ở đkc). Câu 19. Cho 6 gam magnesium phản ứng với 2,479 lít khí oxygen (đkc), sau phản ứng tạo thành magnesium oxide (MgO). (a) Viết phương trình hoá học xảy ra. (b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? (c) Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam magnesium oxide. Câu 20. Dẫn 2,479 lít khí H 2 (ở đkc) vào một ống có chứa 12 gam copper (II) oxide (CuO) đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được a gam chất rắn và hơi nước. (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính khối lượng nước tạo thành sau phản ứng. (c) Tính a. Dạng 3. Bài toán hiệu suất phản ứng LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI  Bài toán 1: Tính hiệu suất phản ứng - Áp dụng công thức: thùctÕthu®­îc (s¶nphÈm) lÝthuyÕt(tÝnhtheoPT) n H.100% n hoặc p­ (chÊtp­) b®Çu n H.100% n - Cũng có thể tích hiệu suất theo khối lượng: thùctÕthu®­îc (s¶nphÈm) lÝthuyÕt(tÝnhtheoPT) m H.100% m  Bài toán 2: Cho hiệu suất phản ứng, tính khối lượng, thể tích của chất Bước 1: Tính các đại lượng đề bài yêu cầu với H = 100% Bước 2: Từ kết quả bước 1 áp dụng phải nhân – trái chia ⇒ đại lượng đề bài yêu cầu. (chất cần tính ở bên phải “→” ⇒ Nhân với H%; chất cần tính ở bên trái “→” ⇒ Chia cho H). ♦ VÍ DỤ MINH HỌA

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.