Nội dung text (MỚI) 7.1.HS. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA - 80 CÂU ĐÚNG SAI.docx
2 Câu 1. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại ở dạng khoáng vật, phổ biến như khoáng vật halite, sylvinite, carnallite... a. Trong nhóm kim loại kiềm, kim loại sodium và potassium phổ biến hơn các nguyên tố còn lại. b. Ngoài khai thác từ nước biển, muối ăn còn được khai thác từ mỏ muối. c. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. d. Khoáng vật carnallite có thành phần chính là KCl.CaCl 2 .6H 2 O. Câu 2. Bên cạnh tính chất vật lí chung của các kim loại, các đơn chất kim loại nhóm IA còn có một số tính chất vật lí đặc trưng Bảng 24.2. Một số thông số vật lí của các kim loại nhóm IA Kim loại Nhiệt độ nóng chảy ( 0 C) Nhiệt độ sôi ( 0 C) Khối lượng riêng (g/cm 3 ) Độ cứng (2) Li 180,5 1341 0,534 0,6 Na 97,8 881 0,968 0,5 K 63,4 759 0,89 0,4 Rb 39,3 691 1,532 0,3 Cs 28,4 668 1,878 0,2 a. Tất cả kim loại nhóm IA đều là kim loại nhẹ, lithium là kim loại nhẹ nhất trong tất cả các kim loại. b. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại nhóm IA có xu hướng giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. CHƯƠNG NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA 7
3 c. Kim loại nhóm IA có nhiệt độ nóng chảy thấp, độ cứng thấp là do trong tinh thể các ion kim loại liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu. d. Khối lượng riêng của các kim loại nhóm IA giảm dần từ Li đến Cs. Câu 3. Khi nói về tính chất hóa học của kim loại kiềm: a. Các kim loại kiềm có tính khử mạnh, giảm dần từ Li đến Cs. b. Các kim loại kiềm tác dụng mạnh với nước tạo thành dung dịch kiềm. c. Na, K dễ tác dụng với nước, oxygen trong không khí nên trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong dầu hỏa. d. Li, Na, K bốc cháy mạnh trong khí chlorine. Câu 4. Có thể nhận biết các ion của kim loại kiềm bằng phương pháp thử màu ngọn lửa. a. Tất cả các ion kim loại kiềm khi cháy đều có màu. b. Muối của lithium khi cháy cho ngọn lửa có màu đỏ tía. c. Muối của sodium khi cháy cho ngọn lửa có màu vàng cam nhạt. d. Muối của potassium khi cháy cho ngọn lửa màu tím nhạt. Câu 5. Sơ đồ sau đây mô tả quá trình điện phân dung dịch muối NaCl (sodium cloride). a. Màng ngăn xốp có vai trò ngăn không cho Cl 2 tiếp xúc với OH - . b. Ở cathode và anode lần lượt xảy ra quá trình oxi hóa H 2 O và khử ion Cl - . c. Sản phẩm thu được sau điện phân chỉ thu được NaOH tinh khiết không lẫn tạp chất. d. Nếu không có màng ngăn, thì quá trình trên được ứng dụng để sản xuất nước Javel (chứa NaClO). Câu 6. Giản đồ hình bên mô tả sự biến đổi độ tan trong nước của một số chất theo nhiệt độ. a. Ở nhiệt độ phòng, KNO 3 là chất tan ít nhất, KI là chất tan nhiều nhất. b. Khi nhiệt độ tăng, độ tan của các muối sẽ tăng. c. Độ tan của NaCl ít phụ thuộc vào nhiệt độ nhất
4 d. Để tách riêng NaCl và KCl ra khỏi quặng sylvinite (NaCl.KCl), người ta vào độ tan khác nhau của chúng. Câu 7. Trong thực tiễn, sodium carbonate (Na 2 CO 3 ) có một số ứng dụng. a. Xử lí, làm mềm nước; điều chế các muối khác. b. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh, xà phòng, bột giặt, giấy, chất tẩy rửa. c. Làm bột nở trong chế biến thực phẩm và làm chất chữa cháy dạng bột. d. Sản xuất chlorine – kiềm, nước Javel. Câu 8. NaHCO 3 là hợp chất có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm bột nở trong chế biến thực phẩm, làm chất chữa cháy dạng bột, điều chỉnh pH khi nước dư acid (H+) trong kĩ thuật xử lí nước… a. NaHCO 3 có tên hóa học là sodium carbonate. b. Dung dịch NaHCO 3 có pH > 7. c. NaHCO 3 là hợp chất có tính lưỡng tính. d. NaHCO 3 là hợp chất bền với nhiệt. Câu 9. Khi nồng độ acid trong dịch vị dạ dày tăng có thể gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng. Để giảm bớt nồng độ axit trong dịch vị dạ dày người ta thường dùng “thuốc đau dạ dày”. Thành phần chính của “thuốc đau dạ dày” là muối X. a. Muối X là sodium bicarbonate có công thức hóa học là Na 2 CO 3 b. Muối X còn được dùng để tạo độ xốp cho bánh, làm mềm thực phẩm. c. Muối X bị phân hủy khi đun nóng. d. Trong công nghiệp, muối X được sản xuất bằng phương pháp Solvay. Câu 10. Trong công nghiệp, một lượng lớn soda được sản xuất bằng phương pháp Solvay từ những nguyên liệu phổ biến nên sản phẩm soda có giá thành không cao. a. Phương pháp Solvay còn được gọi là phương pháp tuần hoàn ammonia. b. Phản ứng 2NaCl + 2NH 3 + CO 2 + H 2 O Na 2 CO 3 + 2NH 4 Cl xảy ra được là do Na 2 CO 3 ít tan hơn các muối khác nên kết tinh trước. c. Soda được dùng để tẩy rửa dầu mỡ trong đường ống dẫn của bồn rửa hoặc trên bề mặt dụng cụ nhà bếp. d. Muối NaHCO 3 tan nhiều trong nước hơn muốn Na 2 CO 3 Câu 11. [CTST - SBT] Hợp chất của kim loại kiềm có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Em hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu V vào bảng theo mẫu sau: a. Sodium carbonate khan (Na 2 CO 3 , còn gọi là soda) được dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt, ... b. Sodium hydrocarbonate (NaHCO 3 ) được dùng trong công nghiệp thực phẩm. NaHCO 3 còn được dùng làm thuốc giảm triệu chứng đau dạ dày.