PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text (Tờ 2.2) ĐỀ 02- LUYỆN TẬP HÓA HỌC LỚP 12 CHỦ ĐỀ KIM LOẠI NHÓM IA, IIA-ĐỀ.pdf

Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ ĐỀ LUYỆN TẬP HÓA HỌC LỚP 12 Chủ đề: KIM LOẠI NHÓM IA, IIA (số 02) Cho biết: nguyên tử khối của H = 1; C = 12; O = 16, Na=23, K=39. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Kim loại Na ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na ở trạng thái cơ bản là A. 3s2 3p5 . B. 3s2 . C. 3s1 . D. 3s2 3p1 . Câu 2: Trong dãy kim loại nhóm IA từ Li đến Cs, nhiệt độ nóng chảy giảm dần do nguyên nhân nào sau đây? A. Độ bền liên kết kim loại giảm dần. B. Số electron hoá trị tăng dần. C. Khối lượng nguyên tử tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần. Câu 3: Tính khử của các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Không đổi. C. Không có quy luật. D. Giảm dần. Câu 4: Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là A. cho kim loại Na tác dụng với nước. B. cho Na2O tác dụng với nước. C. điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn. D. điện phân dung dịch NaCl 20%, không có màng ngăn. Câu 5: Để tẩy dầu mỡ đóng cặn trong dụng cụ, thiết bị và đường ống nhà bếp,...người ta thường dùng Na2CO3. Tên thường gọi của Na2CO3 là tên nào sau đây? A. Soda. B. Baking soda. C. Xút ăn da. D. Muối ăn. Câu 6: X và Y là các hợp chất vô cơ của một kim loại kiềm, có nhiều ứng dụng trong thực tế và khi đốt nóng ở nhiệt độ cao trên đèn khí cho ngọn lửa màu vàng. Biết chúng thoả mãn các sơ đồ sau: X + NaOH ⎯⎯→ Y + H2O; X o ⎯⎯→t Y. Y là chất nào sau đây? A. NaOH. B. K2CO3. C. Na2CO3. D. NaHCO3. Câu 7: Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo quy luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có A. điện tích hạt nhân khác nhau. B. cấu hình electron khác nhau. C. bán kính nguyên tử khác nhau. D. kiểu mạng tinh thể khác nhau. Câu 8: Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là A. Be. B. Ca. C. Li. D. K. Câu 9: Trong công nghiệp, kim loại kiềm thổ thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối chloride. Quá trình khử xảy ra tại cathode là A. M ⎯⎯→ M+ + le. B. M+ + le ⎯⎯→ M. C. M2+ + 2e ⎯⎯→ M. D. M ⎯⎯→ M2+ + 2e. Câu 10: Ở nhiệt thường, độ tan của các hydroxide tăng dần trong dãy từ Mg(OH)2 đến Ba(OH)2. Từ thông tin này có thể dự đoán được khả năng phản ứng với nước của các kim loại từ Mg đến Ba biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Không đổi. C. Không có quy luật. D. Giảm dần. Câu 11: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ A. có kết tủa trắng. B. có bọt khí thoát ra. C. có kết tủa trắng và bọt khí. D. không có hiện tượng gì. Câu 12: Để vôi sống (CaO) lâu ngày trong không khí, vôi sống sẽ cứng lại và giảm chất lượng. Hiện tượng này được giải thích bằng phản ứng nào dưới đây? A. 2CaO ⎯⎯→ 2Ca + O2. B. CaO + CO2 ⎯⎯→ CaCO3. C. CaCO3 + CO2 + H2O ⎯⎯→ Ca(HCO3)2. D. CaO + H2O ⎯⎯→ Ca(OH)2.
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ Câu 13: Loại nước gặp nhiều trong tự nhiên (nước ngầm, nước mặt) là A. nước mềm. B. nước cứng vĩnh cửu. C. nước cứng tạm thời. D. nước cứng toàn phần. Câu 14: Một loại nước cứng khi đun sôi thì chỉ giảm bớt một phần tính cứng. Trong loại nước này có hoà tan những hợp chất nào sau đây? A. MgCl2 và CaCl2. B. Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. C. CaSO4 và MgCl2. D. Ca(HCO3)2 và MgSO4. Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nước cứng? A. Làm tăng tính acid của nước, gây ngộ độc nước uống. B. Làm giảm tác dụng của xà phòng. C. Làm tắc các đường ống dẫn nước nóng trong sản xuất và trong đời sống. D. Nấu đồ ăn bằng nước cứng sẽ giảm mùi vị thực phẩm. Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là A. Ca. B. Ba. C. Na. D. K. Câu 17: Dẫn 2,479 lít khí CO2 (đkc) vào 100 mL dung dịch NaOH 1 M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch có các chất A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. NaOH, Na2CO3. D. NaHCO3, Na2CO3. Câu 18: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của sodium, biết rằng: (a) X + Z ⎯⎯→ Y + H2O; (b) X o ⎯⎯→t Y + CO2 + H2O. Các hợp chất X, Z lần lượt là A. Na2CO3, NaHCO3. B. NaHCO3, NaOH. C. NaOH, Na2CO3. D. NaHCO3, Na2CO3. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Thực hiện thí nghiệm đốt cháy kim loại kiềm (M) trong khí oxygen: Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na và K vào các muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa nhanh vào các bình tam giác chịu nhiệt chứa khí oxygen. a. Các kim loại bốc cháy với mức độ tăng dần: Li, Na và K. b. Trong các thí nghiệm trên, kim loại K phản ứng cháy chậm nhất. c. Các thí nghiệm trên xảy ra theo phương trình hoá học: 4M + O2 ⎯⎯→ 2M2O. d. Lấy các chất rắn thu được sau khi đốt, cho vào mỗi cốc nước và khuấy lên, thấy các chất rắn đều không tan trong nước. Câu 2: Nhiệt tạo thành của một số chất được cho trong bảng sau: Chất Na2CO3(s) NaHCO3(s) Na2O(s) CO2(g) H2O(l) o 1 f 298 H (kJ.mol ) −  –1 130,70 –950,81 –414,20 –393,51 –285,83 a. Quá trình hình thành muối NaHCO3 từ các đơn chất thuận lợi về năng lượng hơn so với quá trình hình thành muối Na2CO3 từ các đơn chất. b. Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2NaHCO3(s) ⎯⎯→ Na2CO3(s) + H2O(l) + CO2(g) là –91,28 kJ. (1) c. Phản ứng Na2CO3(s) ⎯⎯→ Na2O(s) + CO2(g) không diễn ra ở điều kiện thường, phù hợp với giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng khá dương. d. Na2CO3 bền với nhiệt hơn NaHCO3.
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ Câu 3: Kim loại ở nhóm IA và IIA đều thuộc nguyên tố s, ở vị trí đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và đều có màu trắng ánh kim. Về tính chất, chúng cũng có một số điểm tương đối giống nhau. a. Các kim loại nhóm IA và IIA đều có khối lượng riêng thấp và thuộc loại kim loại nhẹ. b. Tính khử của kim loại nhóm IA mạnh hơn nhóm IIA ở cùng chu kì. c. Một số kim loại nhóm IIA có tính chất vật lí biến đổi không theo xu hướng là do chúng không có cùng kiểu mạng tinh thể. d. Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA và IIA chỉ tồn tại dưới dạng đơn chất. Câu 4: Cho độ tan của các hydroxide kim loại nhóm IIA ở 20 °C như sau: Hydroxide Mg(OH)2 Ca(OH)2 Sr(OH)2 Ba(OH)2 Độ tan (g/100 gam nước) 0,00125 0,173 1,77 3,89 (Nguồn: JohnA. Dean (1999), Hand book of Chemistry, Fifteenth Edition, McGraw-Hill, Inc.) a. Độ tan của các hydroxide giảm dần từ Mg(OH)2 đến Ba(OH)2. b. Mức độ phản ứng với nước tăng dần từ Mg đến Ba. c. Ở 20 °C, nồng độ dung dịch Ba(OH)2 bão hoà là 3,89%. d. Mg(OH)2 là chất không tan, Ca(OH)2 là chất ít tan. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho các phát biểu sau: (a) Soda là chất bột màu trắng, tan trong nước tạo môi trường trung tính. (b) Soda có thể được dùng để làm mềm nước cứng. (c) Soda bền với nhiệt hơn so với baking soda. (d) Chất béo có thể bị thuỷ phân trong dung dịch soda tạo thành xà phòng. (e) Có thể dùng baking soda thay cho soda trong việc tẩy rửa lớp dầu, mỡ bám vào bồn rửa. Số phát biểu đúng là bao nhiêu? Đáp án:................ Câu 2: Giá trị biến thiên enthalpy tạo thành chuẩn (kJ.mol–1 ) của NaHCO3(s), Na2CO3(s), CO2(g) và H2O(g) lần lượt là –950,81; –1 130,70; –393,51 và –241,80. Tính giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sau: (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). 2NaHCO3(s) ⎯⎯→ Na2CO3(s) + H2O(g) + CO2(g) Đáp án:................ Câu 3: Tiến hành điện phân với điện cực trơ có màng ngăn 200 mL dung dịch NaCl cho tới khi cathode thoát ra 0,2479 L khí (đkc thì ngừng điện phân. Tính pH của dung dịch sau điện phân. Đáp án:................
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ Câu 4: Để xác định công thức muối sulfate của một kim loại nhóm IIA, một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm như sau: Bước 1: Cân chính xác 1,8 g muối trên hoà tan trong nước, rồi thêm nước cho đủ thu được 50 mL dung dịch. Bước 2: Lấy 10 mL dung dịch ở trên cho tác dụng từ từ với dung dịch BaCl2 0,15 M cho đến khi lượng kết tủa không tăng thêm nữa thì vừa hết 20 mL. Xác định nguyên tử khối của kim loại IIA. Đáp án:................ Câu 5: Một hộ gia đình mua vôi sống để khử chua cho một thửa ruộng có diện tích là 720 m2 với liều lượng 2 kg/100 m2 . Biết giá vôi sống là 20 nghìn đồng/kg. Hộ gia đình trên cần bao nhiêu nghìn đồng để mua vôi sống? Đáp án:................ Câu 6: Một mẫu nước cứng có nồng độ các ion Na+ , Ca2+, Mg2+, Cl– , SO4 2– và HCO3 – tương ứng là: 1,2 mM; 3,0 mM; 1,0 mM; 0,6 mM; 0,1 mM và x mM (1 mM = 1 mmol.L–1 ), ngoài ra không chứa ion nào khác. Tính tổng khối lượng (mg) chất tan còn lại sau khi đun sôi kĩ 2 lít mẫu nước cứng này. Giả sử các muối MgCO3, CaCO3 hầu như không tan trong nước. Đáp án:................

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.