Content text THE IELTS A TEAM_HUONG DAN HOC TU VUNG NHANH THUOC.pdf
1 Contents ĐỌC LÀ KỸ NĂNG MẸ - HƯỚNG DẪN ĐỌC ĐÚNG...................................................................................2 DIAMONDS VS STONES: BÍ QUYẾT NẠP TỪ VỰNG HIỆU QUẢ ..............................................................4 QUY TẮC ĐẶT CÂU ỨNG DỤNG VỚI TỪ VỰNG KIM CƯƠNG .................................................................6 HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN TỪ VỰNG KIM CƯƠNG ...................................................................................7 ỨNG DỤNG TỪ VỰNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ THI CỬ (Minh họa) ......................................................8 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE MỚI: THE IELTS A-TEAM.........................................................................10
2 Đọc là kỹ năng mẹ... Nhưng làm thế nào để đọc đúng? Đọc là yếu tố then chốt giúp bạn thành công trong việc luyện thi IELTS, vì thế, làm sao để đọc đúng là rất quan trọng. Đọc đúng sẽ giúp bạn hiểu, khi hiểu bạn sẽ yêu thích việc đọc; ngược lại đọc sai cách sẽ khiến bạn không hiểu và mau chán. Bài học này sẽ hướng dẫn bạn những thói quen để hình thành cách đọc đúng. Để đọc đúng, bạn cần thực sự trung thực với bản thân, hiểu là hiểu, không hiểu là không hiểu. Nếu không hiểu mà bạn cố tình ép mình rằng “hình như cũng hiểu” thì việc này cũng nguy hiểm như giấu dốt, người khác có muốn giúp cũng không thể giúp được (vì có biết đâu mà giúp). Vì thế, khi đọc, hãy để sẵn một chiếc bút chì để sử dụng trong những trường hợp sau: • Không hiểu (kể cả sau khi tra Google và từ điển) - đánh dấu ? • Thấy hay và rung động - đánh dấu ! hoặc * Để đọc đúng, bạn cần học cách đọc chậm. Hãy nhớ, đây không phải là một cuộc đua và bạn cũng không phải đang ngồi trong phòng thi, vì thế, nhanh chậm không phải là vấn đề. Điều quan trọng là hiểu và cảm nhận - nếu văn bản dễ đọc, bạn có thể đi băng băng mà không vấp váp gì; nhưng nếu văn bản khó đọc, bạn sẽ có thể phải dừng lại để tra từ điển hoặc Google cho thông suốt, và rồi có thể bạn lại sẽ phải dừng lại ngay sau đó để tra tiếp. Việc dừng lại này sẽ khiến cho việc đọc mất thời gian hơn, đây là việc hoàn toàn tự nhiên. Điều quan trọng là bạn cần chấp nhận sự tự nhiên này, thay vì bỏ cuộc hay tìm kiếm mưu mẹo. Nếu IELTS mà giải được bằng mưu mẹo thì chắc người Việt mình được 9 Reading hết. Để đọc đúng, bạn cần giữ việc đọc được liền mạch, tránh ngắt quãng quá lâu. Những quãng nghỉ để tra từ điển là chấp nhận được nhưng nếu để những việc khác xen vào như xem Facebook hay ghi chép lại những cụm diễn đạt hay thì bạn sẽ dễ bị “out” khỏi không gian của bài đọc hay cuốn sách, từ đó mất đi sự tập trung cần thiết giúp kéo dài việc đọc. Vì vậy, thay vì cắm cúi ghi ghi chép chép, hãy lưu lại những chỗ hay bằng ký hiệu đơn giản, tiện lợi như vừa được hướng dẫn ở phía trên. Để đọc đúng, bạn cần gạt bỏ tư duy nhất định phải tìm thấy cái gì đó để nhớ, để học khi đọc. Tiếng Anh cũng không khác gì tiếng Việt hay bất cứ một ngôn ngữ nào, có những trang viết rất hay thì cũng phải có những trang bình thường, hoặc thậm chí...dở. Nếu bạn có tâm lý thực dụng rằng cứ đọc là phải có cái gì đó để học hoặc ghi nhớ, rất có thể bạn sẽ lựa chọn một từ hoặc một cụm từ không thật sự hay, không khiến bạn cảm thấy rung động, khi đó, việc học từ vựng sẽ kém hiệu quả khi nó trở thành một nhiệm vụ nặng nề. Ngược lại, nếu bạn đọc với tâm lý thanh thản, cứ đọc, cứ đọc và chỉ dừng lại khi có cụm diễn đạt hoặc điều gì đó thực sự rất hay hoặc khiến bạn rung động, khi đó, bạn sẽ học từ vựng hiệu quả hơn. Nguyên nhân là, ở thái cực thực dụng, bộ óc sẽ bị ép buộc phải ghi nhớ; còn ở thái cực cảm nhận, bộ óc sẽ có nhu cầu đưa những thứ hay đó vào bộ nhớ. Với tinh thần “tự nguyện” đó, não sẽ cho từ vựng một khoang thênh thang rộng rãi hơn trong bộ nhớ để “cất giữ” và sử dụng từ vựng. Để đọc đúng, bạn cần đọc không dừng lại. Điều này được hiểu là bạn sẽ luôn có một “cái gì đó” bằng tiếng Anh để đọc. “Cái gì đó” có thể là một bài báo tiếng Anh trên Quartz, “cái gì đó” có thể là một cuốn truyện bằng tiếng Anh vừa sức, không đánh đố, ví dụ như I can’t make this up – Life lessons (Kevin Hart) hay Fairy Tales (Hans Christian Andersen), “cái gì đó” cũng có thể chính là một bài đọc IELTS trong bộ Cam. Việc đọc không dừng lại có một tác dụng thần kỳ: giúp bạn nhớ từ vựng, đặc biệt là những từ vựng khó. Trước giờ, mình để ý rằng hầu như không ai nói đến “đọc sách” như là một cách học thuộc từ vựng “xịn sò” và lâu bền nhất. Khi đọc, bạn sẽ thấy rằng, có những từ rất khó, bạn tra một lần, rồi quên, tra hai lần, vẫn quên, tra ba lần, vẫn quên... Nhưng, đến lần thứ mười, bạn sẽ nhớ. Và mình có thể khẳng định luôn, bạn sẽ nhớ nó...mãi mãi.
3 Lấy bản thân mình làm ví dụ, khi đọc cuốn The Power of Words của Winston Churchill, mình đã thật cực khổ với từ sombre (đọc là sam bờ nhé /ˈsɒm.bər/). Mình tra, rồi lại tra, rồi lại tra, mà vẫn quên, rồi lại quên. Nhưng, đến gần giữa cuốn sách, mình đột nhiên không cần tra nữa. Tự dưng, nhìn thấy từ này là mình thấy hiện lên một không khí gì đó u buồn, đen tối. À, hóa ra là mình nhớ nó rồi, nó là từ được dùng rất nhiều vì nó gắn với thời của Winston Churchill, thời của những cuộc đại chiến thế giới. Ồ, vậy là sombre là u buồn, đen tối, đúng là về chiến tranh rồi còn gì. Thế nhé, bạn hãy nhớ đọc, tra từ điển để thực sự hiểu. Đọc hiểu không dừng lại chính là một cách học thuộc từ vựng tự nhiên, không ép buộc và bền vững nhất.