Content text [2k7][Lí][PHT] Cường độ dòng điện.pdf
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ********************* I. TÓM TẮT KIẾN THỨC 1. Khái niệm dòng điện - Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Theo quy ước: chiều dòng điện là chiều từ cực dương của nguồn điện đến cực âm của nguồn, là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương. - Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do. - Dòng điện trong dung dịch chất điện phân: dòng chuyển dời của các ion dương cùng chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường. 2. Cường độ dòng điện 2.1. Tác dụng của dòng điện Tác dụng nhiệt Tác dụng phát sáng Tác dụng hóa học Tác dụng từ Fanpage Live: https://www.facebook.com/vuihocvn.thpt Đăng ký khóa học: http://vuihoc.vn/thpt
Tác dụng sinh lí - Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng. - Kí hiệu: I - Đơn vị: Ampe (A) 2.2. Định nghĩa cường độ dòng điện - Cường độ dòng điện được xác định bằng điện lượng (lượng điện tích) chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. cường độ dòng điện = điện lượng thời gian q I t ∆ = ∆ - Trong đó: I: cường độ dòng điện (A) ∆q : điện lượng (C) ∆t: khoảng thời gian (s) Ý nghĩa của đơn vị điện lượng Cu-lông: 1 C là tổng điện lượng của các hạt mang điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s bởi dòng điện có cường độ 1 A. 1 C = 1 A.s 2.3. Liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện - Khái niệm vận tốc trôi: Khi chưa có điện trường ngoài, các hạt tải điện chuyển động nhiệt hỗn loạn theo tất cả các hướng, không có hướng nào ưu tiên. - Khi có điện trường, các hạt tải điện vừa chuyển động nhiệt vừa chuyển động có hướng tạo thành dòng điện. Các hạt tải điện chuyển động theo một phương ưu tiên là phương của điện trường ngoài với vận tốc trung bình không đổi, gọi là vận tốc trôi v. - Liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và vận tốc trôi: S: diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn. n: mật độ hạt mang điện (số hạt mang điện trong 1 đơn vị thể tích của dây dẫn).
v: vận tốc trôi. − = 19 e 1,6.10 C : độ lớn điện tích của electron. - Số electron N chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian ∆t: N nSh nSv t = = ∆ - Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian ∆t: ∆= = ∆ q Ne Snve t - Cường độ dòng điện: I = Snve II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Câu 1: Một proton và một electron đang bay theo phương ngang, cùng vận tốc dọc theo hướng từ tây sang đông tương ứng với hai dòng điện A. cùng chiều từ tây sang đông. B. ngược chiều và khác độ lớn dòng điện. C. cùng chiều từ đông sang tây. D. ngược chiều và cùng độ lớn dòng điện. Câu 2: Dòng điện không đổi là A. dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian. B. dòng điện có cường độ thay đổi theo thời gian. C. dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây thay đổi theo thời gian. D. dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Câu 3: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn. Cường độ của dòng điện chạy qua dây dẫn là A. 1,2 A. B. 0,12 A. C. 0,2 A. D. 4,8 A. Câu 4: Trong một thí nghiệm mạ bạc, cần có điện tích 4 9,65.10 C để lắng đọng một khối lượng bạc. Tính thời gian để khối bạc này lắng đọng khi cường độ dòng điện là 0,20 A. A. 5 4,8.10 s . B. 5 2,4.10 s . C. 5 9,6.10 s . D. 5 2,2.10 s . Câu 5: Cường độ dòng điện 0,60 A chạy qua sợi đốt của một bóng đèn. Nếu để bóng đèn sáng trong 8 phút thì có bao nhiêu electron di chuyển qua bóng đèn? Biết điện tích của electron là − = − 19 e 1,6.10 C.
A. 21 1,8.10 electron. B. 2 1,8.10 electron. C. 21 0,9.10 electron. D. 19 0,9.10 electron. Câu 6: Hai dòng điện không đổi (1) và (2) có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện theo thời gian như hình. Hãy tính tỉ lệ điện lượng do dòng điện (1) đi qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian từ =1t 2s đến = 2t 4s và điện lượng do dòng điện (2) đi qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian từ = 3t 3s đến = 4t 6s . A. 5 4 . B. 10 9 . C. 9 10 . D. 4 5 . Câu 7: Một dây đồng có 28 8,5.10 electron tự do trong một mét khối. Dây có tiết diện thẳng (diện tích mặt cắt ngang) là 2 1,2mm và trong dây có cường độ dòng điện 2,0 A. Tính tốc độ chuyển động có hướng của các electron. A. −4 2,4.10 m / s . B. −4 4,8.10 m / s . C. −4 1,2.10 m / s . D. −4 0,6.10 m / s . Câu 8: Hai dây dẫn (1) và (2) được làm từ cùng một loại vật liệu kim loại, có cùng một cường độ dòng điện chạy qua nhưng bán kính dây (1) lớn gấp 3 lần bán kính dây (2). Tính tỉ số tốc độ trôi của electron dẫn của dây dẫn 2 so với dây dẫn 1 đang xét. A. 1 9 . B. 9. C. 1 3 . D. 3. Câu 9: Nhôm là loại vật liệu có khối lượng riêng 2,7 tấn/ 3 m và khối lượng mol nguyên tử là 27 g/mol. Biết rằng mỗi nguyên tử nhôm có tương ứng 3 electron tự do. Một dây dẫn bằng nhôm có đường kính tiết diện 3,0 mm mang dòng điện 15 A. Tính tốc độ trôi của electron trong dây dẫn bằng nhôm này. A. 0,024 mm/s. B. 0,008 mm/s. C. 0,219 mm/s. D. 0,073 mm/s.