PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 3. CHỦ ĐỀ 03. ĐỊNH LUẬT I CỦA NĐLH.docx

1 CHỦ ĐỀ 03: ĐỊNH LUẬT I CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (Cập nhật ngày 4/2/2024) 1.Nội năng + Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật được gọi là nội năng của vật. Nội năng được kí hiệu bằng chữ U và có đơn vị là jun(J). + Nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ T và thể tích V của vật 2.Hai cách làm thay đổi nội năng + Thông thường người ta chỉ quan tâm đến phần nội năng tăng thêm hoặc giảm bớt đi, gọi là độ biến thiên nội năng U + Có hai cách làm thay đổi nội năng là thực hiện công và truyền nhiệt Thực hiện công Truyền nhiệt Ví dụ Đặc điểm Có sự chuyển hóa từ năng lượng khác sang nội năng Không có sự chuyển hóa từ năng lượng khác sang nội năng mà từ nội năng này sang nội năng khác + Phần nội năng vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng: UQ . Nhiệt lượng chỉ là lượng năng lượng được trao đổi trong quá trình truyền nhiệt, nhiệt lượng không phải là dạng năng lượng. + Nhiệt lượng vật trao vật trao đổi (tỏa ra hoặc nhận vào) được xác định bằng công thức: 21Qmctt Trong đó: c là hằng số phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật, gọi là nhiệt dung riêng của chất đó, đơn vị J/kg.K 0Q vật nhận nhiệt lượng, nhiệt độ của vật tăng lên. 0Q vật truyền nhiệt lượng cho vật khác, nhiệt độ của vật giảm xuống. 3.Sự tương đương giữa công và nhiệt lượng Vì sự thực hiện công và truyền nhiệt lượng đều là những cách làm biến đổi nội năng nên chúng tương đương nhau.


4 D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 9. Câu nào sau đây nói về truyền nhiệt và thực hiện công là không đúng ? A. Thực hiện công là quá trình có thể làm thay đổi nội năng của vật. B. Trong thực hiện công có sự chuyển hoá từ nội năng thành cơ năng và ngược lại. C. Trong truyền nhiệt có sự truyền động nâng từ phân tử này sang phân tử khác. D. Trong truyền nhiệt có sự chuyển hoá từ cơ năng sang nội năng và ngược lại. Câu 10. Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi bốn vật dưới đây có cùng khối lượng từ cùng một độ cao xuống đất? Coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật? A. Vật bằng nhôm có nhiệt dung riêng 880 J/kg.K B. Vật bằng sắt có nhiệt dung riêng 460 J/kg.K. C. Vật bằng đồng có nhiệt dung riêng 380 J/kg.K D. Vật bằng chì có nhiệt dung riêng 130 J/kg.K Câu 11. Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? A. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng. B. Đơn vị của nội năng là Jun (J). C. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. D. Nội năng không thể biến đổi được. Câu 12. Khi ôtô đóng kín cửa để ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ không khí trong xe tăng rất cao so với nhiệt độ bên ngoài, làm giảm tuổi thọ các thiết bị trong xe. Nguyên nhân gây ra sự tăng nhiệt độ này là A. Do thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. C. Do thể tích khối khí trong ôtô không đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm giảm nội năng của khối khí. C. Do thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội giảm của khối khí. D. Do thể tích khối khí trong ôtô không đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. Câu 13. Nhiệt năng và nội năng khác nhau ở chỗ A. Nội năng của vật có động năng phân tử còn nhiệt năng thì không. B. Nhiệt năng của vật có thế năng phân tử còn nội năng thì không. C.Nội năng của vật có thế năng phân tử còn nhiệt năng thì không. D. Nhiệt năng của vật có động năng phân tử còn nội năng thì không. Câu 14. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.