Content text 2023 - 2024. 9. CD1.CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ - ĐÁP ÁN.Image.Marked.pdf
A-LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN CĐ1: Oxit CĐ2: Axit CĐ3: Luyện tập oxit – axit CĐ4: Bazơ CĐ5: Muối. Phân bón hóa học CĐ6: Tổng ôn các loại hợp chất vô cơ CHUYÊN ĐỀ 1: OXIT KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Tính chất hóa học của oxit Oxit bazơ Oxit axit (1) Tác dụng với nước → bazơ tương ứng Một số oxit: Li2O, K2O, BaO, CaO, Na2O, ... (2) Tác dụng với axit → muối + H2O Hầu hết oxit bazơ đều tác dụng với axit. (3) Tác dụng với oxit axit → muối (1) Tác dụng với nước → axit tương ứng Một số oxit: CO2, SO2, SO3, N2O5, P2O5, ... (2) Tác dụng với bazơ → muối + H2O Hầu hết oxit axit đều tác dụng với bazơ tan. (3) Tác dụng với oxit bazơ → muối II. Phân loại oxit Oxit bazơ Oxit axit Oxit lưỡng tính Oxit trung tính Tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. Tác dụng với cả axit và bazơ tạo thành muối và nước. VD: Al2O3, ZnO, Cr2O3, ... Oxit không tạo muối. VD: NO, CO, N2O III. Một số oxit quan trọng Canxi oxit (CaO – vôi sống) Lưu huỳnh đioxit (SO2 – khí sunfurơ) Tính chất ❖ Tính chất vật lí: CaO là chất rắn, màu trắng, nhiệt độ nóng chảy cao. ❖ Tính chất hóa học: CaO có đầy đủ tính chất của một oxit bazơ. (1) Tác dụng với nước (PƯ tôi vôi) CaO + H2O → Ca(OH)2 (2) Tác dụng với axit CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O (3) Tác dụng với oxit axit CaO + CO2 → CaCO3 ❖ Tính chất vật lí: SO2 là chất khí, không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí. ❖ Tính chất hóa học: SO2 có đầu đủ tính chất của một oxit axit. (1) Tác dụng với nước SO2 + H2O → H2SO3 (2) Tác dụng với bazơ SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O (3) Tác dụng với oxit bazơ Na2O + SO2 → Na2SO3 Ứng dụng - Sử dụng trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa học. - Khử chua đất trồng, xử lí nước thải, khử độc môi trường, ... - Sản xuất H2SO4. - Tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, diệt nấm mốc. Điều chế Nguyên liệu: Đá vôi (CaCO3). CaCO3 o t CaO + CO2 Phòng TN: Na2SO3 + 2HCl → NaCl + SO2 + H2O CN: S + O2 o t SO2 4FeS2 + 11O2 o t 2Fe2O3 + 8SO2 ❖ VÍ DỤ MINH HỌA PHẦN A – LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN
Trang 2 Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho: Na2O, SO2, CuO, CO2 lần lượt tác dụng với H2O, dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Hướng dẫn giải PTHH: (1) Na2O + H2O → 2NaOH (2) SO2 + H2O → H2SO3 (3) CO2 + H2O → H2CO3 (4) Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O (5) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (6) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (7) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O Câu 2. Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn những chất thích hợp điền vào chỗ trống sau: (a) Axit sunfuric + .................... → Kẽm sunfat + nước (b) Natri hiđroxit + ..................... → Natri sunfat + nước (c) Nước + ..................... → Axit sunfurơ (d) Nước + ...................... → Canxi hiđroxit (e) Canxi oxit + ........................ → Canxi cacbonat Hướng dẫn giải (a) Axit sunfuric + kẽm oxit → Kẽm sunfat + nước (b) Natri hiđroxit + lưu huỳnh trioxit → Natri sunfat + nước (c) Nước + lưu huỳnh đioxit → Axit sunfurơ (d) Nước + canxi oxit → Canxi hiđroxit (e) Canxi oxit + cacbon đioxit → Canxi cacbonat Câu 3. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (4) (1) (2) (3) (6) 2 3 2 (5) (a)Ca CaO Ca(OH) CaCO CaO CaCl (b) 2 2 5 (1) (2) (3) (4) S SO2 O ,xt:V O SO3 H2SO4 F 4 eSO Hướng dẫn giải (a) PTHH: (1) 2Ca + O2 o t 2CaO (2) CaO + H2O → Ca(OH)2 (3) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (4) CaCO3 o t CaO + CO2 (5) CaO + CO2 → CaCO3 (6) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O (b) PTHH: (1) S + O2 o t SO2 (2) 2SO2 + O2 o V2O5 ,t 2SO3 (3) SO3 + H2O → H2SO4 (4) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ Câu 4. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: (a) Hai chất rắn màu trắng: CaCO3 và CaO; CaO và Na2O. (b) Hai chất khí: CO2, O2. ❖ Phương pháp nhận biết chất rắn Bước 1: Hòa tan vào nước (axit, bazơ) ⇒ Chất tan và không tan. VD: Tan: Na, K, Ca, Ba, Na2O, K2O, CaO, BaO, P2O5,... Không tan: MgO, Al2O3, ZnO, FeO, Fe2O3, CuO, Mg, Al, Zn, Fe, CaCO3, BaCO3, BaSO4, AgCl. Bước 2: Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết từng nhóm. + Quỳ tím: axit (hóa đỏ), bazơ (hóa xanh), trung tính thường là muối (không đổi màu). + CO2, SO2: Tạo kết tủa với Ca(OH)2, Ba(OH)2. Hướng dẫn giải
Trang 3 (a) + CaCO3 và CaO Cách 1: Dùng lời: Hòa tan hai chất rắn vào nước, chất rắn tan ra và tỏa nhiệt là CaO, chất không tan là CaCO3. Cách 2: Dùng kẻ bảng CaCO3 CaO H2O Không tan Tan PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2 + CaO và Na2O: Hòa tan hai chất rắn vào nước sau đó sục khí CO2 vào dung dịch thu được. Dung dịch bị vẩn đục là Ca(OH)2 ⇒ chất rắn ban đầu là CaO; còn lại là Na2O. PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2 Na2O + H2O → 2NaOH CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (b) Cách 1: Dùng tàn đóm đỏ, khí làm tàn đóm đỏ bùng cháy là O2, còn lại là CO2. Cách 2: Sục hai khí vào dung dịch Ca(OH)2. Khí nào làm vẩn đục dung dịch Ca(OH)2 là khí CO2, còn lại là O2. PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O Câu 5. Có hỗn hợp chất rắn gồm Al2O3 và Fe2O3. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH xảy ra. Hướng dẫn giải Cho hỗn hợp rắn qua dung dịch NaOH dư, Al2O3 tan hết còn lại chất rắn không tan là Fe2O3. Lọc tách phần rắn và làm khô bằng cách đun nóng cho bay hơi nước ta thu được Fe2O3. PTHH: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O Câu 6. Dùng canxi oxit có thể làm khô những khí nào trong các khí sau đây: cacbon đioxit, hiđro, oxi, lưu huỳnh đioxit. Hướng dẫn giải Nguyên tắc làm khô khí X: Y (1)hót níc 2 (2)kh«ng t/d víiX khÝ X hh khÝ X H O Vì CO2, SO2 tác dụng với CaO nên không thể làm khô bằng CaO ⇒ CaO làm khô được H2, O2. Câu 7. Cho Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. (a) Viết PTHH xảy ra. (b) Tính khối lượng Fe2O3 đã dùng. (c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan. Đáp số: (b) F 2 3 m e O =8 gam; F 3 eCl (c)m = 16,25 gam. ❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 8. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho: K2O, SO3, Fe2O3, CO2 lần lượt tác dụng với H2O, dung dịch H2SO4 và dung dịch KOH. Hướng dẫn giải (1) K2O + H2O → 2KOH (2) K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O (3) SO3 + H2O → H2SO4 (4) SO3 + KOH → KHSO4 (5) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O (6) CO2 + H2O H2CO3 (7) CO2 + KOH → KHCO3 (8) CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O Câu 9. Cho các oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với
Trang 4 (a) nước tạo thành axit. (b) nước tạo thành bazơ. (c) dung dịch axit, tạo thành muối và nước. (d) dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Hướng dẫn giải (a) CO2, SO2 CO2 + H2O → H2CO3 SO2 + H2O → H2SO3 (b) Na2O, CaO Na2O + H2O → 2NaOH CaO + H2O → Ca(OH)2 (c) Na2O, CaO, CuO Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (d) CO2, SO2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O Câu 10. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (2) 3 (1) (3) (5) (6) 2 2 3 2 3 2 (4) 2 3 Ca SO S SO H SO Na SO SO Na SO Hướng dẫn giải PTHH: (1) S + O2 o t SO2 (2) SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O (3) SO2 + H2O → H2SO3 (4) SO2 + Na2O → Na2SO3 (5) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O (6) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + SO2 Câu 11. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết: (a) Hai chất rắn: Na2O và P2O5. (b) Hai chất khí: SO2 và O2. Hướng dẫn giải (a) Hòa tan hai chất rắn vào nước, sau đó cho quỳ tím vào dung dịch thu được - Quỳ tím hóa xanh mẫu thử là Na2O - Quỳ tím hóa đỏ mẫu thử là P2O5 PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH P2O5 + H2O → H3PO4 (b) Sục hai khí vào dung dịch Ca(OH)2. Khí nào làm vẩn đục dung dịch Ca(OH)2 là khí SO2, còn lại là O2. PTHH: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O Câu 12. Có hỗn hợp chất rắn gồm CaO và Fe2O3. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH xảy ra. Hướng dẫn giải