PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 3. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.docx

Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 3. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước? A. Nằm trên tuyến đường giao thông và giao thương quốc tế quan trọng từ nhiều phía. B. Giáp với Trung Quốc, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. C. Là nơi diễn ra cuộc tranh chấp giữa các cường quốc liên lục địa Âu – Á, Phi – Mỹ. D. Là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc và “cửa ngõ” qua các đại dương. Câu 2. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) có vai trò quyết định đối với A. sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. B. công cuộc cải cách ruộng đất. C. quá trình hình thành cộng đồng dân tộc. D. chính sách bang giao với phương Tây. Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam? A. Góp phần quan trọng vào hình thành và phát triển truyền thống yêu nước. B. Phát huy tinh thần bất khuất của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm. C. Chủ động ngăn chặn được mọi hành động xâm lược của thế lực xâm lược. D. Góp phần khơi dậy, củng cố tinh thần đoàn kết và lòng tự hào dân tộc. Câu 4. Mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa của A. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Lý Bí. D. Phùng Hưng. Câu 5. Dòng sông nào sau đây đã ba lần ghi danh quân dân Đại Việt đánh bại các thế lực xâm lược đến từ phương Bắc? A. Sông Đà. B. Sông Bạch Đằng. C. Sông Hồng. D. Sông Mê Công. Câu 6. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), quân dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự độc đáo nào sau đây? A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Chủ động nghị hoà sau thắng lợi về quân sự.
C. Vây thành, diệt viện. D. Tổ chức tổng tiến công và nổi dậy trên cả nước. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống giặc ngoại xâm? A. Yêu nước. B. Đoàn kết, bền bỉ. C. Cam chịu. D. Thông minh, gan dạ. Câu 8. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), những cuộc kháng chiến nào sau đây không thành công? A. Chống quân Nam Hán (938) và quân Tống (1075 – 1077). B. Chống quân Thanh (1789) và thực dân Pháp (1858 – 1884). C. Chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) và chống quân Minh (1407). D. Chống quân Minh (1407) và chống thực dân Pháp (1858 – 1884). Câu 9. Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là A. Quang Trung. B. Lê Lợi. C. Lý Thường Kiệt. D. Ngô Quyền. Câu 10. Câu nói: “Vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt...” của Trần Quốc Tuấn là minh chứng cho nguyên nhân nào đưa tới thắng lợi của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống phương Bắc? A. Tính chính nghĩa của kháng chiến. B. Kế sách đánh giặc đúng đắn. C. Tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc. D. Kẻ địch gặp khó khăn. Câu 11. Từ thế kỉ III trước Công nguyên đến cuối thế kỉ XVIII, nhân dân Việt Nam đã đánh bại nhiều quân xâm lược đến từ phía Bắc, nhưng trong số đó không có quân xâm lược nào sau đây? A. Quân Xiêm. B. Quân Tống. C. Quân Thanh. D. Quân Mông – Nguyên. Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng, suy yếu trầm trọng của nhà Trần ở nửa sau thế kỉ XIV? A. Giặc Minh câu kết với quân Chăm-pa chống phá và xâm lược. B. Nhà nước không quan tâm sản xuất, quan lại mải lo ăn chơi. C. Chu Văn An dâng sớ chém gian thần không được chấp thuận. D. Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên nên bị suy yếu.
Câu 13. Câu: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh; khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có” phản ánh rõ nét về A. chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử dưới thời Lê. B. việc đề cao, coi trọng nhân tài qua thi cử, không chấp nhận tiến cử người tài. C. quá trình tuyển chọn quan lại chỉ cần người tài thông qua khoa cử của Lê Lợi. D. nghĩa vụ, trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước dưới thời vua Lê Thánh Tông. Câu 14. Một trong những nhân tố quyết định cho thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là gì? A. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao. B. Đa phương hoá trong quan hệ quốc tế. C. Huy động được sức mạnh toàn dân tộc. D. Chủ trương giành thắng lợi từng bước. Câu 15. Thắng lợi của cuộc kháng chiến nào sau đây đã kết thúc hơn 1 000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, đồng thời mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán. B. Kháng chiến chống quân Tống lần 1. C. Kháng chiến chống quân Tống lần 2. D. Kháng chiến chống quân Mông Cổ. Câu 16. Nghệ thuật “Tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) được hiểu là A. sử dụng lối “điều địch để đánh địch”. B. chủ động tấn công trước để chế ngự kẻ thù. C. vây thành để tiêu diệt quân tiếp viện. D. xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Câu 17. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chiến thắng nào sau đây diễn ra vào thời điểm mùa xuân của đất nước? A. Kháng chiến chống quân Thanh (1789). B. Kháng chiến chống quân Nguyên (1288). C. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938). D. Kháng chiến chống quân Nguyên (1285).
Câu 18. Thực tiễn lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cho thấy, kẻ thù xâm lược đều rất hùng mạnh, tàn bạo và phần lớn đến từ A. phương Tây. B. phương Bắc. C. phương Đông. D. phương Nam. Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đóng góp của phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Lật đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh. B. Đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh. C. Xoá bỏ ranh giới sông Gianh, Luỹ Thầy. D. Đánh đuổi quân Xiêm và quân Minh. Câu 20. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều đại nào sau đây được thành lập sau thắng lợi của một cuộc đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược? A. Triều Lý. B. Triều Trần. C. Triều Nguyễn. D. Triều Lê sơ. Câu 21. Một trong những nguyên nhân dẫn đến không thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (nửa cuối thế kỉ XIX) là do triều Nguyễn không A. chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp. B. phát huy được sức mạnh toàn dân tộc. C. xây dựng lực lượng quân đội đông đảo. D. tổ chức đánh quân Pháp ngay từ đầu. Câu 22. Những địa danh nào sau đây được sử sách Việt Nam ghi danh gắn với chiến công của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (cuối thế kỉ XVIII)? A. Rạch Gầm – Xoài Mút và Chi Lăng – Xương Giang. B. Như Nguyệt, Thăng Long và Bạch Đằng Giang. C. Chương Dương, Cổ Loa và Ngọc Hồi – Đống Đa. D. Rạch Gầm – Xoài Mút và Ngọc Hồi – Đống Đa. Câu 23. Danh nhân nào sau đây là “quân sư” của chủ tướng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)? A. Lê Quý Đôn. B. Nguyễn Bỉnh Khiêm. C. Nguyễn Trãi. D. Yết Kiêu. Câu 24. Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời phong kiến, nhân vật nào sau đây không được nhân dân vinh danh?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.