Content text ĐỀ 6 - CẤP HUYỆN.docx
1 ĐỀ 6 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN PHẦN HÓA HỌC 9 (KHTN 9.2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Kim loại Na được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp điện phân nóng chảy. B. Phương pháp nhiệt luyện với chất phản ứng là CO. C. Phương pháp nhiệt luyện với chất phản ứng là H 2 . D. Phương pháp thuỷ luyện. Câu 2. Phương pháp nhiệt luyện với chất phản ứng CO có thể tách được kim loại nào sau đây ra khỏi oxide của nó? A. Fe. B. Κ. C. Ca. D. Al. Câu 3. Thành phần chính của quảng bauxite là A. Fe 3 O 4 B. Al 2 O 3 C. AlCl 3 D. Al 2 (SO 4 ) 3 Câu 4. Gang và thép có thành phần nguyên tố cơ bản nào khác nhau? A. Sắt. B. Manganese C. Carbon. D. Nickel. Câu 5. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO 3 . C. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO 4 . D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO 4 . Câu 6. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối T; X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau: A. T, Z, X, Y. B. Z, T, X, Y. C. Y, X, T, Z. D. Z, T, Y, X. Câu 7. Cho phản ứng của Fe với oxygen như hình vẽ sau. Vai trò của lớp nước ở đáy bình là A. Giúp cho phản ứng của Fe với oxi xảy ra dễ dàng hơn. B. Hòa tan oxi để phản ứng với Fe trong nước. C. Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt nhanh. D. Giúp cho phản ứng của Fe với oxi xảy ra dễ dàng hơn; hòa tan oxi để phản ứng với Fe trong nước; tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt nhanh. Câu 8. Nhận định nào sau đây là sai? A. Gang và thép đều là hợp kim. B. Crom còn được dùng để mạ thép. C. Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất. D. Thép có hàm lượng Fe cao hơn gang. Câu 9. Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt Sulfur, hydrogen, carbon, phosphorus, trong khí oxygen dư là: A. SO 2 , H 2 O, CO 2 , P 2 O 5 . B. SO 3 , H 2 O, CO 2 , P 2 O 5 .
2 C. SO 2 , H 2 O, CO, P 2 O 5 . D. SO 3 , H 2 O, CO, P 2 O 5 . Câu 10. Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì: A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi. B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác. C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi. D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi. Câu 11. Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì: A. Áp suất của khí CO 2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO 2 trong dung dịch thoát ra. B. Áp suất của khí CO 2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO 2 trong dung dịch thoát ra. C. Áp suất của khí CO 2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO 2 trong dung dịch thoát ra. D. Áp suất của khí CO 2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO 2 trong dung dịch thoát ra. Câu 12. Khi sục khí CO 2 vào dung dịch NaOH để vừa tạo thành muối trung hòa vừa tạo thành muối acid thì tỉ lệ số mol của NaOH và CO 2 phải là: A. 1 : 2. B. 2 : 1. C. 2 : 3. D. 3 : 2. 2. Trắc nghiệm đúng sai: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh ghi rõ đúng hoặc sai. Câu 1. Khi để lâu trong không khí, thép (thành phần chính là Iron) bị han gỉ trong khi gold (vàng) vẫn sáng bóng. Trong các câu phát biểu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? a. Iron phản ứng với oxygen trong không khí, còn vàng không phản ứng. b. Iron hoạt động hoá học mạnh hơn vàng. c. Vàng trơ về mặt hoá học. d. Vàng có ánh kim, còn thép không có ánh kim. Câu 2. Thực hiện thí nghiệm: cho một mẫu kim loại X, Y, Z vào nước ở điều kiện thường. Kết quả nhận thấy: X phản ứng với nước và có khí thoát ra; Y và Z không phản ứng. Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai? a. X hoạt động hoá học mạnh hơn Y. b. X hoạt động hoá học mạnh hơn Z. c. Y và Z có độ hoạt động hoá học mạnh tương đương nhau. d. Y và Z đều không phản ứng với HCl trong dung dịch nước. Câu 3. Thực hiện thí nghiệm với một kim loại X chưa biết tên, kết quả thu được như sau: - X đẩy được sắt ra khỏi muối FeSO 4 trong dung dịch. - X không phản ứng với nước ở điều kiện nhiệt độ thường. Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai? a. X hoạt động hoá học mạnh hơn sắt. b. X phản ứng được với dung dịch HCl sinh ra khí H 2 . c. X có thể phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao. d. X phản ứng được với dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 dư tạo thu được Fe. PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Kali (potassium) tác dụng với nước ở ngay nhiệt độ thường. Trong khi đó kẽm (zinc) và sắt (iron) không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường nhưng tác dụng với hơi nước ở điều kiện nhiệt độ cao.
3 a. Viết PTHH các phản ứng của các kim loại trên với nước. Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). b. Từ các dữ kiện trên có thể so sánh được độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt không? c. Đề xuất thí nghiệm để so sánh độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt. d. Dựa vào dãy hoạt động hoá học, cho biết kim loại kẽm hay sắt hoạt động hoa học mạnh hơn? Viết PTHH minh hoạ. 2. Có 4 dung dịch muối A, B, C, D (mỗi dung dịch chứa 1 muối, các muối có gốc acid khác nhau). Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Trộn dung dịch A với dung dịch B đồng thời đun nóng nhẹ thấy thoát ra chất khí làm đỏ giấy quỳ tím ẩm và xuất hiện kết tủa trắng. - Thí nghiệm 2: Cho từ từ đến dư dung dịch A vào dung dịch C sau một thời gian thấy sủi bọt khí. - Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch B với dung dịch C hoặc dung dịch D đều thấy xuất hiện kết tủa trắng. Hãy lựa chọn các chất A, B, C, D thích hợp và viết phương trình phản ứng. Câu 2. (2,0 điểm). 1. Chỉ có CO 2 và H 2 O làm thế nào để nhận biết được các chất rắn sau NaCl, Na 2 CO 3 , CaCO 3 , BaSO 4 . Trình bày cách nhận biết. Viết phương trình phản ứng. 2. Một loại muối ăn có lẫn các tạp chất CaCl 2 , MgCl 2 , Na 2 SO 4 , MgSO 4 , CaSO 4 . Hãy trình bày cách loại bỏ các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết. Câu 3. (2,0 điểm). 1. Cho 1,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với 100mL dung dịch AgNO 3 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,94 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,4 gam chất rắn T. a. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X. b. Tính x. 2. Hạt mắc-ca (macadamia) rất nổi tiếng vì giá trị dinh dưỡng và sự thơm ngon của nó. Để cây phát triển tốt thì giai đoạn bón thúc cần dùng phân bón thích hợp là NPK 4.12.7 (kí hiệu này cho biết tỉ lệ khối lượng các thành phần của N, P 2 O 5 , K 2 O trong phân bón). a. Có ba mẫu phân bón amonium sulfate, calcium dihydrogen phosphate và potassium chloride. Để có loại phân bón NPK 4.12.7 phải trộn ba mẫu phân bón theo tỉ lệ khối lượng nào? b. Nêu cách nhận biết ba mẫu phân bón trên đựng trong các lọ riêng biệt bằng một hóa chất duy nhất. Viết phương trình phản ứng minh họa. Câu 4. (2,0 điểm). Một bình kín dung tích 9,916 lít (đkc) chứa đầy hỗn hợp X gồm N 2 , O 2 , SO 2 (tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:1). Đốt cháy hết một lượng Sulfur (S) trong hỗn hợp X rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì thu được hỗn hợp khí Y. Biết Y/Xd1,1684 . a. Xác định % thể tích của hỗn hợp khí Y. b. Chứng minh: khi lượng S (sulfur) biến đổi thì Y/X1d1,21 . Câu 5. (2,0 điểm). Cho 11,56 gam hỗn hợp A gồm 3 muối FeCl 3 , BaBr 2 , KCl tác dụng với 440 mL dung dịch AgNO 3 0,5M thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 9,8 gam bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch chứa 0,24 mol H 2 SO 4 đặc, nóng tạo ra 2,9748 lít SO 2 (đkc) và còn phần chất không tan gồm hai kim loại. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra. Tính khối lượng kết tủa B. Câu 6. (2,0 điểm). 1. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí riêng biệt: CH 4 , C 2 H 4 , HCl, SO 2 , CO 2 .
4 2. Cho m gam alkene X lội chậm qua bình đựng dung dịch bromine. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng của bình đựng dung dịch bromine tăng 4,2 gam và có tối đa 12 gam bromine phản ứng trong dung dịch. a. Tính giá trị của m. b. Xác định công thức phân tử của X và viết công thức cấu tạo thoả mãn điều kiện trên. Câu 7. (2,0 điểm). 1. Biết rằng thành phần chủ yếu của xăng dầu là hydrocarbon. Hãy giải thích vì sao: a. Phải chứa xăng dầu trong các thùng chứa chuyên dụng và bảo quản ở những kho riêng. b. Các sự cố tràn dầu trên biển thường gây ra thảm hoạ cho một vùng biển rất rộng. c. Khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập đám cháy. 2. Hỗn hợp X gồm hydrogen, alkane Y và alkene Z. Cho m gam X lội chậm qua bình đựng dung dịch bromine dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng của bình đựng dung dịch bromine tăng 5,6 gam và có tối đa 32 gam bromine phản ứng. Hỗn hợp khí T thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 14,874 lít CO 2 (đkc) và 14,4 gam H 2 O. a. Tính giá trị của m. b. Xác định công thức phân tử của Y, Z. Biết trong X, tỉ lệ mol n H2 : n Y = 1:3. c. Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y nhiệt lượng toả ra là 2874 kJ, còn khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol H 2 thì nhiệt lượng toả ra là 242 kJ. Tính nhiệt lượng toà ra khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T ở trên. ----- HẾT -----