PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chuyên đề 1. Truyền thuyết.pdf

Trang 1 CHUYÊN ĐỀ 1 TRUYỀN THUYẾT Mục tiêu  Kiến thức + Nói được định nghĩa “truyền thuyết”. + Hiểu nội dung, tư tưởng của các truyền thuyết tiêu biểu: ca ngợi nguồn gốc giồng nòi cao quý; tinh thần bất khuất, đoàn kết đánh giặc ngoại xâm; phản ánh thành tưu văn minh buổi đầu dựng nước và giữ nước. + Trình bày được về vẻ đẹp của người anh hùng truyền thuyết: hào hùng, kì vĩ qua trí tưởng tượng phong phú và kì ảo của nhân dân. + Hiểu được khái niệm “từ”, “từ đơn”, “từ phức” + Phân loại dược từ theo cấu tạo. + Hiểu được khái niệm “văn bản” và các phương thức biểu đạt. + Hiểu được mục đích giao tiếp và giao tiếp của tự sự.  Kĩ năng + Kể lại được truyền thuyết Con rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm. + Chỉ ra các yếu tố lịch sử và chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyền thuyết. + Liên hệ truyền thuyết với đời sống thực hành tín ngưỡng, lễ hội dân gian. + Có ý thức sử dụng đúng từ trong thực tiễn giao tiếp. + Phân biệt được các phương thức biểu đạt. + Sử dụng đúng các phương thức biểu đạt trong giao tiếp. + Nói được khái quát về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu mục đích giao tiếp, bước đầu phân tích các sự việc trong văn tự sự. + Thực hành được kĩ năng tự sự qua một số văn bản đã học. A. VĂN BẢN VĂN HỌC I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM TRUYỀN THUYẾT 1. Khái niệm Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử, danh nhân văn hóa hay nhân vật được thờ phụng thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì. 2. Đặc điểm + Yếu tố tưởng tượng kỳ ảo đan xen với yếu tố lịch sử. + Hình tượng nhân vật trong truyền thuyết thường dược xây dựng bằng thủ pháp kì vĩ, phóng đại.
Trang 2 + Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. CON RỒNG CHÁU TIÊN 1. Nội dung a. Giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam. + Nguồn gốc con Rồng cháu Tiên: Lạc Long Quân là thần nòi Rồng, con của thần Long Nữ; Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, là “dòng tiên” ở chốn núi cao. + Phẩm chất phi thường:  Bằng sức mạnh và tài năng của mình, Lạc Long Quân đã “giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh”.  Âu Cơ thuộc dòng dõi những vị tiên giúp đỡ loài người trong việc trồng trọt, cày cấy, khiến cho con người có cuộc sống ấm nơ hơn. b. Thể hiện ý thức về cội nguồn chung đẹp đẽ, cao quý; ca ngợi sự thống nhất, hòa hợp cộng đồng; giải thích sự ra đời nhà nước Văn Lang. + Chi tiết bọc trăm trứng: Âu Cơ sinh bộc trăm trứng, nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ.  Tất cả người Việt đều cùng nguồn gốc. + Chi tiết phân chia con:  Phản ánh công cuộc khai phá, mở rộng địa bàn sinh sống của cha ông, người Việt dù ở đâu cũng là anh em một nhà.  Lí giải sự ra đời nhà nước Văn Lang. 2. Nghệ thuật Nhân vật trong truyện là thần và bán thần, được xây dựng bằng các chi tiết kì ảo, phóng đại, mĩ lệ hóa. + Tăng sức hấp dẫn của truyện. + Kì vĩ hóa, tô đậm tính phi thường, cao đẹp của Lạc Long Quân và Âu Cơ. + Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc dân tộc để dạy con cháu về sự tôn kính, trân trọng cội nguồn, tổ tiên của dân tộc, từ đó thúc đẩy tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc trong cộng đồng. THÁNH GIÓNG 1. Nội dung: Phản ánh truyền thống yêu nước quý báu đã có từ lâu đời của dân tộc Việt thông qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng. + Xuất thân kì lạ của Gióng  Mẹ Gióng thụ thai lạ kì: khi ra đồng, bà ướm thử chân vào một vết chân to sau đó mang thai Gióng.  Sự sinh nở thân kì: Cái thai nằm trong bụng mẹ mười hai tháng mới chào đời, khi chào đời thì vô cùng bụ bẫm, khôi ngô.
Trang 3 + Sự trưởng thành thần kì của Gióng  Ba năm đầu, Gióng không nói, không cười, không biết đi mà chỉ đặt đâu nằm đấy.  Tiếng nói đầu tiên: đáp lại sứ giả của vùa Hùng, đòi đi đánh giặc Ân.  Thể chất phát triển phi thường: Sau khi gặp sứ giả chú bé lớn nhanh như thổi; ăn mấy cũng không no, bà con hàng xóm cùn góp gạo nuôi.  Chi tiết vươn vai: khi sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai bỗng hóa thành một tráng sĩ. + Chiến công vĩ đại của Thánh Gióng  Gióng ra trận một mình, đánh cho giặc Ân chết như ngả rạ.  Roi sắt gẫy còn nhổ cụm tre cạnh đường để tiếp tục đánh giặc khiến chúng phải rút lui. + Sự hóa thân linh thiêng của Thánh Gióng  Gióng đuổi giặc đến chân núi Sóc thì một mình một ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ giáp sắt, cùng ngựa bay lên trời.  Được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương, trở thành một trogn những vị thánh bất tử, được muôn đời thờ phụng.  Hình bóng chiến công của Gióng in dấu trong hình ảnh của thiên nhiên: “bụi tre đằng ngà vàng óng; những ao hồ liên tiếp được cho là do vét chân ngựa của Gióng, ngôi làng tên Cháy do xưa kia bị thiêu cháy bởi ngọn lửa mà ngựa sắt phun ra”. 2. Nghệ thuật + Các chi tiết kì ảo xuyên suốt trong quá trình sinh ra, trưởng thành, lập chiến công và hóa thân của Thánh Gióng làm cho truyện thêm màu sắc lung linh, thể hiện sự ngưỡng vọng, tôn kính của nhân dân đối với người anh hùng. + Các yếu tố lịch sử đan xen  Thời đại vua Hùng.  Cuộc chiến chống ngoại xâm.  Vũ khí của Thánh Gióng phản ảnh thời đại đồ sắt trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt. SƠN TINH, THỦY TINH 1. Nội dung a. Khát vọng xây dựng cộng đồng thông qua hành động kén rẻ của vua Hùng. + Mô típ kén rể quen thuộc và hấp dẫn của truyện dân gian. Người xứng đáng làm chồng công chúa cũng phải là người có đầy đủ phẩm chất để gánh vác trách nhiệm của cộng đồng. + Vua Hùng kén rẻ không chỉ yêu thương con gái mà còn vì lo toan cho tưởng lại của cộng đồng. b. Hai chàng trai đến cầu hôn đều tài ba phi thường. + Thủy Tinh là chúa vùng nước thẳm, có thể “gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.