Content text ÔN TẬP CHƯƠNG 3 (File HS).pdf
ÔN TẬP CHƯƠNG 3 1. Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. 2. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu: - Kim loại: Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim, bị ăn mòn. Làm dây điện, xoong nồi, ... - Thủy tinh: Trong suốt, cho ánh sáng đi qua, giòn, dễ vỡ. Làm bình hoa, chai lọ, cửa kính, ... - Nhựa: Dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dễ bị biến dạng nhiệt. Làm ghế ngồi, ống dẫn nước, ... - Gốm, sứ: Không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, giòn, dễ vỡ. Làm chum vại, bát đĩa, chậu hoa, ... - Cao su: Đàn hồi, bền, không thấm nước. Làm lốp xe, gioăng cao su, đệm, ... - Gỗ: Bền, chịu lực tốt, dễ cháy, có thể bị mối mọt. Làm nhà, khung cửa, bàn, ghế, tủ,... 3. Nhiên liệu (chất đốt) là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. 4. Tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu: - Than đá: Chất rắn, cháy tỏa nhiều nhiệt. Dùng để đun nấu, sưởi ấm, nhiên liệu công nghiệp, ... - Xăng dầu: Chất lỏng, cháy tỏa nhiều nhiệt. Dùng để đun nấu, chạy động cơ, ... - Khí gas: Chất khí, cháy tỏa nhiều nhiệt. Dùng trong đun nấu, ... 5. An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ. 6. Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần chuyển hóa để tạo ra sản phẩm. 7. Tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu: - Đá vôi: Thành phần chính là calcium carbonate, có nhiều màu, cứng, không tan trong nước, tan trong acid. Dùng để sản xuất vôi sống, xây dựng, chất động trong sản xuất cao su, xà phòng, ... - Quặng: Có nhiều màu sắc đa dạng. Quặng bauxite sản xuất nhôm, quặng sắt sản xuất gang thép 8. Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn, ... chứa nhiều tinh bột. Thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, ... dùng làm các món ăn. 9. Thành phần chất dinh dưỡng trong lương thực - thực phẩm: - Carbohydrate: Chứa nhiều tinh bột, đường, chất xơ, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Có nhiều trong lúa, ngô, khoai, sắn, ... - Protein (đạm): Liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể. Có nhiều trong cá, thịt, trứng, sữa, đậu đỗ, ... - Lipid (chất béo): Là nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể. Có nhiều trong sữa, thịt, cá, lạc, ... - Vitamin và khoáng chất: Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Có nhiều trong hải sẩn, rau xanh, củ quả tươi, ... 10. Tất cả vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu và lương thực thực phẩm phải sử dụng tiết kiệm, an toàn và đảm bảo sự phát triển bền vững. 10 ĐIỀU
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Liệt kê các từ (in nghiêng) chỉ vật liệu và nguyên liệu trong các trường hợp sau đây: (a) Nhựa dùng để làm bàn, ghế, cốc, tấm lợp, ... (b) Gỗ dùng để làm bàn, ghế, nhà cửa, ... (c) Đá vôi được xay vụn để trải đường, trộn bê tông, ... (d) Đá vôi được nung lên để lấy sản phẩm xây nhà, khử chua cho ruộng đồng, ... (e) Quặng sắt được nung trong lò cao tạo ra gang, thép để làm nhà, cửa, cầu cống, ống dẫn nước, các bộ phận máy móc, ... Câu 2. Ghép mỗi loại rác thải với các xử lí phù hợp: Loại rác thải Cách xử lí (1) Thức ăn thừa, rác thực vật, xác động vật (a) là nguyên liệu dùng làm phân bón bằng cách băm nhỏ và cho vào một thùng xốp để phân hủy hoàn toàn (có thể sử dụng thùng xốp để trông rau sạch) hoặc đào hố để ủ rác làm phân bón. (2) Đồ điện hư hỏng (b) có nhiều chất độc hại cần phải được xử lí chuyên nghiệp để tái chế vào việc khác hoặc thu hồi các thành phần của nó một cách an toàn. (3) Pin điện, nguồn điện hỏng (c) từng bộ phận riêng biệt có chức năng và tính chất khác nhau nên cần được chuyển đến đúng nơi có đủ chức năng xử lí theo đúng qui định, đảm bảo an toàn. Câu 3. Chọn những vật liệu phù hợp sau đây để hoàn thành bảng thông tin: Gỗ Gốm, sứ Thủy tinh Kim loại Cao su Nhựa Vật liệu Tính chất Ứng dụng (1) ........... - Có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, dẻo có thể kéo thành sợi và dát mỏng, có thể bị gỉ. - Làm dây dẫn điện, nồi đun nấu, làm cầu cống, khung nhà cửa, ... (2) ........... - Trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. - Làm bình hoa, chai lọ, cửa kính, ... (3) ........... - Dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt. - Làm ghế ngồi, ống dẫn nước, tấm lợp, ... (4) ........... - Không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. - Làm chum vại, bát đĩa, chậu hoa, ... (5) ........... Đàn hồi, bền, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước, dễ cháy. - Làm lốp xe, gioăng cao su, đệm, ... (6) ........... Bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt. - Làm nhà, khung cửa, bàn, ghế, tủ, ... Câu 4. Cơ thể con người cần nhiều loại chất khác nhau và hầu hết các chất này đều lấy từ thức ăn. Điền những chất dinh dưỡng chính tương ứng với mỗi loại thức ăn sau: Thức ăn Chất dinh dưỡng Cá basa kho tộ Canh chua cá lóc Gà luộc Rau cải xanh xào tỏi Cơm trắng Câu 5. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định ngừng sử dụng bếp than tổ ong ở các quận nội thành Hà Nội bắt đầu từ ngày 1 – 1 – 2021. Em hãy cho biết lí do vì sao?
Câu 6. Em hãy tìm hiểu qua sách, báo, internet, ... và kể một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu và lượng thực – thực phẩn có ở nước ta.
KT (Đề kiểm tra có 2 trang) ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian làm bài: 45 phút Học sinh: ........................................... Lớp: .................. Điểm Lời phê của giáo viên A. Phần trắc nghiệm (7 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Câu 1. Đồ vật sau đây làm từ vật liệu nào? A. Kim loại. B. Cao su. C. Nhựa. D. Thủy tinh. Câu 2. Đồ vật sau đây làm từ vật liệu nào? A. Kim loại. B. Cao su. C. Nhựa. D. Thủy tinh. Câu 3. Vật liệu có tính chất trong suốt là A. kim loại đồng. B. thủy tinh. C. gỗ. D. thép. Câu 4. Vật liệu bị ăn mòn là A. gốm. B. gỗ. C. nhựa. D. kim loại. Câu 5. Đồ vật sau đây làm từ những vật liệu nào? A. Kim loại và gỗ. B. Nhựa và kim loại. C. Kim loại và thủy tinh. D. Cao su và thủy tinh. MÃ ĐỀ “101”