Content text Đề cương môn kế toán DNTM gửi học viên.docx
CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 1 H Trình bày nguyên tắc xác định giá gốc hàng mua? Cho 01 ví dụ về xác định giá gốc hàng mua có chi phí vận chuyển? D Nội dung: - Giá gốc hàng mua = Trị giá hàng mua + Các khoản chi phí phát sinh – CKTM, giảm giá. - Trị giá hàng mua là giá mua hàng trên hoá đơn chưa bao gồm thuế GTGT nếu tính thuế theo phương pháp khấu trừ và đã bao gồm thuế GTGT nếu tính thuế theo phương pháp trực tiếp. - Chi phí mua hàng bao gồm: Chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình mua hàng như: Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng, chi phí bảo hiểm, chi phi lưu kho bãi, hao hụt tự nhiên trong khâu mua,.. - Giảm giá hàng mua: là các khoản giảm giá do hàng hóa mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách, hay lạc hậu; - Chiết khấu thương mại được hưởng là số tiền người bán giảm giá cho hàng mua vì mua đạt được số lượng lớn theo quy định tại hợp đồng mua bán đã ký. Ví dụ: Ngày 01/05/2024 công ty Hoa Hồng mua 01 lô hàng trị giá mua chưa có thuế GTGT trên hoá đơn 1 tỷ đồng, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển hàng về nhập kho với giá chưa thuế: 20 triệu đồng, thuế GTGT phí vận chuyển 10%. Tiền hàng và vận chuyển chưa thanh toán. Xác định giá gốc hàng kho: Giá gốc lô hàng về nhập kho: 1.000.000.000 + 20.000.000 = 1.020.000.000 đồng K 1 M 2 2 H Trình bày phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ? cho ví dụ minh hoạ? D Nội dung: Phương pháp này chỉ tính giá hàng xuất kho vào cuối kỳ, thường là vào cuối tháng kế toán sẽ tính giá hàng xuất kho căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính đơn giá bình quân cho cả kỳ. Đơn giá bình quân cả kỳ = (Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ)/ (số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ) Ví dụ: Đầu tháng 5 năm 2024, hàng tồn kho tồn 1000kg sản phẩm A, đơn giá 10.000 đồng/ kg; Nhập kho ngày 15/5/2024, số lượng 500 kg sản phẩm A, đơn giá 10.500 đồng/ kg; ngày 30/5/2024, nhập kho 1000 kg sản phẩm A, giá nhập 10.000 đồng/ kg. Yêu cầu: Tính giá xuất kho sản phẩm A theo phương pháp bình quân cuối kỳ? Xác định giá hàng xuất kho: Đơn giá bình quân cuối kỳ = (1000*10.000 + 500*10.500+ 1000*10.000)/ (1000+500+1000) = 10.100 đồng
K 1 M 2 3 H Trình bày phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn? cho ví dụ minh hoạ? D Nội dung: Phương pháp này chỉ tính giá hàng xuất kho sau mỗi lần nhập, xuất hàng, kế toán sẽ tính giá hàng xuất kho căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho đầu kỳ, nhập và xuất trong kỳ để tính đơn giá bình quân liên hoàn. Đơn giá bình quân liên hoàn = Trị giá hàng tồn kho tại thời điểm xuất hàng/ Số lượng tồn kho tại thời điểm xuất hàng. Ví dụ: Đầu tháng 5 năm 2024, hàng tồn kho tồn 1000kg sản phẩm A, đơn giá 10.000 đồng/ kg; Nhập kho ngày 15/5/2024, nhập kho 500 kg sản phẩm A, đơn giá 10.500 đồng/ kg; Ngày 16/05/ 2024, xuất kho bán 1000 kg sản phẩm A; ngày 30/5/2024, nhập kho 1000 kg sản phẩm A, giá nhập 10.000 đồng/ kg. Yêu cầu: Tính giá xuất kho sản phẩm A theo phương pháp bình quân liên hoàn? Xác định đơn giá xuất kho: Đơn giá bình quân tại ngày 16/5 = (1000*10.000 + 500*10.500)/ (1000+500) = 10.167 đồng K 1 M 2 4 H Trình bày phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước? cho ví dụ minh hoạ? D Nội dung: Phương pháp này xác định giá vốn hàng xuất kho căn cứ hàng nào nhập kho trước thì sẽ được xuất bán trước. Ví dụ: Đầu tháng 5 năm 2024, hàng tồn kho tồn 1000kg sản phẩm A, đơn giá 10.000 đồng/ kg; Nhập kho ngày 15/5/2024, nhập kho 500 kg sản phẩm A, đơn giá 10.500 đồng/ kg; Ngày 16/05/ 2024, xuất kho bán 1000 kg sản phẩm A; ngày 30/5/2024, nhập kho 1000 kg sản phẩm A, giá nhập 10.000 đồng/ kg. Yêu cầu: Tính giá xuất kho sản phẩm A theo phương pháp nhập trước, xuất trước? Xác định đơn giá xuất kho: Đơn giá xuất kho ngày 16/5 là đơn giá xác định theo lượng hàng tồn kho còn đầu tháng 5 = 10.000 đồng. K 1 M 2 5 H Trình bày điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng hoá? D Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện: 1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. 2. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá
hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. 3. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. 4. Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. 5. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. K 1 M 2 6 H Doanh nghiệp thương mại Hoa Mai kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: - Mua 500 đơn vị hàng hoá A theo phương thức nhận hàng trực tiếp, theo hoá đơn số 001 ngày 16/05/2024, giá mua chưa có thuế GTGT là 20.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%, tiền hàng chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển hàng hoá A là 1.100.000 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%, doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt. - Hàng về nhập kho đủ theo phiếu nhập kho ngày 20/05/2024. Yêu cầu: Xác định giá gốc hàng nhập kho và định khoản nghiệp vụ kinh tế trên? D 1. Giá gốc hàng nhập kho: 20.000.000 + 1.000.000 = 21.000.000 đồng 2. Định khoản Nợ TK1561: 20.000.000 Nợ TK 1562: 1.000.000 Nợ TK 1331: 2.100.000 Có TK 331: 22.000.000 Có Tk 111: 1.100.000 K 1 M 2 7 H Doanh nghiệp thương mại Hoa Mai kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: - Mua 500 đơn vị hàng hoá A theo hoá đơn số 001 ngày 29/05/2024, giá mua chưa có thuế GTGT là 20.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%, tiền hàng chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển hàng hoá A là 1.100.000 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%, doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt. - Ngày 31/05/2024, đã nhận được hoá đơn mua hàng, nhưng hàng hoá chưa về nhập kho. - Ngày 01/6/2024, hàng về nhập kho. Yêu cầu: Xác định giá gốc hàng nhập kho và định khoản nghiệp vụ kinh tế trên? D 1. Giá gốc hàng nhập kho: 20.000.000 + 1.000.000 = 21.000.000 đồng 2. Định khoản tại ngày 31/5/2024: Nợ TK151: 20.000.000 Nợ TK 1562: 1.000.000 Nợ TK 1331: 2.100.000 Có TK 331: 22.000.000 Có Tk 111: 1.100.000 3. Định khoản tại ngày 01/06/2024: Nợ 1561: 20.000.000 Có TK 151: 20.000.000
K 2 M 2 8 H Doanh nghiệp thương mại Hoa Mai kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: - Mua 500 đơn vị hàng hoá A theo hoá đơn số 001 ngày 29/05/2024, giá mua chưa có thuế GTGT là 20.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%, tiền hàng chưa thanh toán cho người bán. - Ngày 31/05/2024, đã nhận được hoá đơn mua hàng, nhưng hàng hoá chưa về nhập kho. - Ngày 05/6/2024, hàng chuyển thẳng đi bán với giá chưa có thuế là: 21.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, chưa thu được tiền. - Ngày 01/6/2024, Xuất bán 01 lô hàng theo phương pháp trả chậm cho công ty Hoàng Anh, giá bán trả ngay chưa có thuế là: 1.200.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%. Tiền hàng trả chậm trong vòng 06 tháng, tổng tiền Hoàng Anh phải thanh toán là: 1.332.000.000 đồng. Giá vốn của lô hàng là 1.000.000.000 đồng. Ngày 30/6/2024, Hoàng Anh chuyển khoản trả Hoa Mai số tiền là: 222.000.000 đồng. Yêu cầu: Xác định giá gốc hàng mua và định khoản nghiệp vụ kinh tế trên? D 1. Giá gốc hàng mua: 20.000.000 = 20.000.000 đồng 2. Định khoản tại ngày 31/5/2024: Nợ TK151: 20.000.000 Nợ TK 1331: 2.000.000 Có TK 331: 22.000.000 3. Định khoản tại ngày 05/06/2024: Nợ 632: 20.000.000 Có TK 151: 20.000.000 Ghi nhận doanh thu bán hàng tương ứng: Nợ TK131: 23.100.000 Có TK 511: 21.0000.000 Có TK 3331: 2.100.000 4. Định khoản tại ngày 01/6/2024: - Ghi nhận doanh thu theo giá bán trả ngay: Nợ TK131: 1.332.000.0000 Có TK511: 1.200.000.000 Có TK3387: 12.000.000 Có TK3331: 120.000.000 - Ghi nhận giá vốn: Nợ TK632: 1.000.000.0000 Có TK156: 1.000.000.0000 5. Định khoản tại ngày 30/6/2024: - Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu tài chính Nợ TK 3387: 2.000.000 Có TK515: 2.000.000 - Ghi nhận tiền công ty Hoàng Anh trả: Nợ TK1121: 222.000.000 Có TK131: 222.000.000 K 2