PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 3 - HS.docx

ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Phát biểu nào sau đây nói đúng về cấu tạo của chất? A. Chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. B. Chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt đứng yên và nối liền với nhau. C. Chất được cấu tạo từ các hạt xếp chặt vào nhau. D. Chất là một khối liền với nhau. Câu 2: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí được gọi là A. sự nóng chảy. B. sự thăng hoa C. sự ngưng tụ. D. sự ngưng kết. Câu 3: Nội năng của vật là A. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. tổng thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng động năng và thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật D. hàm của nhiệt độ và thể tích nên trong mọi trường hợp nếu thể tích của hệ đã thay đổi thì nội năng của hệ phải thay đổi. Câu 4: Nhiệt độ bình thường của cơ thể người trên thang Kelvin là A. 200 K. B. 250 K. C. 310 K. D. 270 K. Câu 5: Nhiệt dung riêng có cùng đơn vị với đại lượng nào sau đây? A. Nhiệt độ. B. Nhiệt lượng. C. Nhiệt năng. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 6: Suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với A. độ lớn từ thông qua mạch. B. tốc độ chuyển động của mạch kín trong từ trường. C. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch. D. độ lớn của cảm ứng từ của từ trường. Câu 7: Xác định nhiệt lượng nước trong bình nhiệt lượng kế thu được trong tiến hành thí nghiệm “Xác định nhiệt hóa hơi riêng của nước” bằng cách A. xác định công suất trung bình của nguồn điện bằng oát kế và thời gian tiến hành thí nghiệm. B. xác định công suất trung bình của nguồn điện bằng oát kế. C. xác định nhiệt độ và khối lượng của nước D. xác định nhiệt độ của nước và thời gian tiến hành thí nghiệm. Câu 8: Nhận xét nào sau đây về các phân tử khí lí tưởng là sai? A. Có lực tương tác đáng kể khi không va chạm. B. Có khối lượng không đáng kể. C. Có thể tích riêng không đáng kể. D. Có vận tốc càng lớn khi nhiệt độ phân tử càng cao. Câu 9: Một lượng khí lí tưởng xác định khi nhiệt độ thay đổi thì A. áp suất phải thay đổi. B. thể tích phải thay đổi. C. áp suất và thể tích không đổi. D. Áp suất hoặc thể tích hoặc cả hai đều thay đổi. Câu 10: Trong quá trình đẳng nhiệt, nếu thể tích của khối lượng khí xác định tăng thì áp suất của khí sẽ A. giảm xuống. B. tăng lên. C. không đổi. D. giảm rồi tăng. Câu 11: Biểu thức nào sau đây phù hợp với định luật Charles? A. V T = hằng số. B. V.T = hằng số. C. 21 12 VV TT D. 0VV1t Câu 12: Động năng trung bình trong chuyển động nhiệt của các phân tử khí Mã đề thi: 3
A. tỉ lệ thuận với nhiệt độ của khối khí. B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của khối khí. C. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của khối khí. D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của khối khí. Câu 13: Suất điện động cảm ứng trong một khung dây phẳng có biểu thức e = E 0 cos(ωt). Khung dây gồm N vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung là A. 0 N E  B. 0NE C. 0NE  D. 0E N Câu 14: Trong quá trình đẳng áp, nhiệt độ của một lượng khí nhất định tăng từ 27 0 C lên 87 0 C thì thể tích của nó tăng lên bao nhiêu lần? A. 3,2 lần. B. 1,2 lần. C. 4,2 lần. D. 2,2 lần. Câu 15: Một lượng nước đá chứa trong một cái bình không đậy nắp, cung cấp năng lượng nhiệt cho hệ từ nhiệt độ ban đầu đến khi nước hóa hơi, một người ghi lại sự phụ thuộc của nhiệt lượng mà khối nước đá nhận được và độ tăng nhiệt độ như đồ thị hình bên. Ở giai đoạn nào sau đây, khối lượng nước trong bình giảm đi đáng kể. A. Giai đoạn AB B. Giai đoạn BC C. Giai đoạn CD D. Giai đoạn DE Q t O A B C DE Câu 16: Một bình kín có dung tích 8 dm 3 chứa 12 g khí helium ở áp suất 1,85.10 5 Pa. Khối lượng mol của nguyên tử helium là 4 g/mol. Động năng tịnh tiến trung bình của phân tử helium là A. 1,23.10 -20 J. B. 1,32.10 -20 J. C. 1,23.10 -21 J. D. 1,32.10 -21 J. Câu 17: Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3A. Dùng bếp này đun sôi 2 kg nước từ nhiệt độ ban đầu 200C thì sau 20 phút nước đạt đến nhiệt độ sôi ở 100 0 C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/Kg.K. Nhiệt lượng hao phí tỏa ra môi trường xung quanh là A. 120 kJ. B. 160 kJ. C. 80 kJ. D. 200 kJ. Câu 18: Hai hạt điện tích lần lượt là q 1 = 4q 2 , bay vào từ trường với cùng tốc độ theo phương vuông góc với đường sức từ, thì thấy bán kính quỹ đạo của hai hạt tương ứng là R 1 = R 2 . So sánh khối lượng m 1 và m 2 của hai hạt A. m 1 = 2m 2 . B. m 1 = 4m 2 . C. m 2 = 2m 1 . D. m 2 = 4m 1 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho các phát biểu sau về chất rắn, chất lỏng và chất khí: Phát biểu Đúng Sai a) Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định. b) Chất lỏng không có thể tích riêng xác định. c) Lượng tương tác giữa các phân tử trong chất rắn là rất mạnh. d) Trong chất lỏng các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định. Câu 2: Nhúng một vật A có nhiệt độ t A vào một chậu nước, ta thấy nhiệt độ của nước trong chậu răng lên đến một giá trị xác định rồi dừng lại. Tiếp tục nhúng thêm vật B có nhiệt độ t B vào nước thì ta thấy nhiệt độ của nước trong chậu giảm xuống đến một giá trị xác định rồi dừng lại (bỏ qua trao đổi nhiệt giữa các vật và môi trường). Phát biểu Đúng Sai a) Đã có sự truyền nhiệt lượng từ vật A sang nước b) ) Nhiệt độ của vật A lớn hơn nhiệt độ của vật B c) Nhiệt độ cuối cùng của hệ luôn bằng nhiệt độ ban đầu của nước d) Nhiệt lượng của vật A truyền cho nước luôn bằng nhiệt lượng của nước truyền cho vật B Câu 3: Hình bên minh họa một dây dẫn có dòng điện �� chạy từ trái sang phải qua một từ trường đều. Hình cũng cho thấy bốn lựa chọn cho hướng của từ trường. i 1 2 3 4
Phát biểu Đúng Sai a) Lựa chọn 1 lực từ bằng 0. b) Lựa chọn 2 lực từ có chiều hướng lên trên. c) Lựa chọn 3 lực từ có chiều hướng lên trên d) Lựa chọn 4 lực từ có chiều hướng xuống dưới. Câu 4: Một ống thủy tinh tiết diện đều một đầu kín, một đầu hở được đặt thẳng đứng, đầu hở phía trên, bên trong có hai cột thủy ngân nằm cân bằng tạo nên hai cột khí A và B (xem như là khí lí tưởng) có áp suất là p A và p B . Các thông số được cho như hình vẽ bên. Cho áp suất khí quyển là p 0 = 76cmHg. Xoay ống thật chậm để ống thẳng đứng miệng ống ở dưới (thủy ngân không chảy ra ngoài) thì chiều dài các cột khí A và B lúc này tương ứng là h A và h B Phát biểu Đúng Sai a) Giá trị của p A là 79 cmHg. b) Giá trị của p B là 83 cmHg. c) Giá trị của h A xấp xỉ 9,2 cm. d) Giá trị của hB xấp xỉ 6,8 cm. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Ở một nhiệt độ nhất định, khi thể tích của quả bóng có chứa khí tăng từ 1,5 cm 3 đến 4 cm 3 thì áp suất của quả bóng thay đổi một lượng bao nhiêu kPa? Biết áp suất ban đầu của khí trong quả bóng là 80 kPa Đáp án Câu 2: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một lượng khí trong xi-lanh nằm ngang. Lượng khí nở ra đẩy pít-tông chuyển động trong xilanh được 5 cm. Biết toàn bộ lực cản tác dụng lên pitton là 20 N và coi chuyển động của pít-tông là chuyển động đều. Độ biến thiên nội năng của lượng khí là bao nhiêu Jun? Đáp án Câu 3: Một đoạn dây dẫn thẳng dài mang dòng điện 20A, đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 5 mT. Dây dẫn đặt vuông góc với vector cảm ứng từ và chịu lực từ bằng 1 mN. Chiều dài đoạn dây dẫn bằng bao nhiêu cm? Đáp án Câu 4: Một bình kín có thể tích không đổi chứa oxygen ở nhiệt độ 31 0 C và áp suất 7,6 bar. Nung nóng bình để nhiệt độ của khối khí tăng thêm tối đa bao nhiêu 0 C thì bình chưa bị vỡ. Biết rằng áp suất tối đa bình có thể chịu được là 10 bar. Đáp án Câu 5: Một chiếc tàu có chiều dài 7 m chuyển động với tốc độ 10 m/s trong từ trường Trái Đất B = 4.10 -5 T, có phương thẳng đứng vuông góc với thân tàu. Suất điện động cảm ứng xuất hiện ở hai đầu thân tàu bằng bao nhiêu mV? Đáp án Câu 6: Một quả cầu bằng chì ở nhiệt độ 25 0 C được thả tự do từ độ cao 2 km. Nó bị nóng lên do sức cản của không khí. Quả cầu chạm đất với tốc độ 150 m/s. Cho rằng phần năng lượng mất đi của quả cầu chỉ làm tăng nhiệt độ của nó; nhiệt dung riêng của chì là c = 126 J/Kg.K . Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . Nhiệt độ của quả cầu khi chạm đất bằng bao nhiêu 0 C? (Kết quả làm tròn đến ba chữ số có nghĩa). Đáp án
−−−−− HẾT −−−−− Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.