Content text (TỜ 2.1) HÓA 12-CHƯƠNG 4-POLYMER-ĐỀ LUYỆN TẬP POLYMER SỐ 01-ĐỀ.pdf
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề Polymer 1 ĐỀ LUYỆN TẬP HÓA HỌC LỚP 12 Chủ đề: POLYMER (Số 01) Cho biết: nguyên tử khối của H = 1; C = 12; N=14; O = 16, Na= 23; S=32; Cl=35,5; K= 39; Br=80. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Có thể điều chế poly(vinyl alcohol) bằng cách A. trùng hợp vinyl alcohol. B. trùng ngưng ethylene glycol. C. xà phòng hoá poly(vinyl acetate). D. trùng hợp vinyl chloride. Câu 2: Khi phân tích thành phần một polymer X thấy tỉ lệ số mol C và H tương ứng là 1: 1. X là polymer nào dưới đây? A. Polypropylene. B. Tinh bột. C. Polystyrene. D. Poly(vinyl chloride). Câu 3: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4. Câu 4: Polyethylene (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CHCl. D. CH3-CH3. Câu 5: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên? A. Polyacrylonitrile. B. Polyethylene. C. Poly(vinyl chloride).D. Cellulose. Câu 6: Loại polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. PVC. B. Cao su buna. C. PS. D. Nylon-6,6. Câu 7: Cho các polymer: (CH CH ) 2 2 − n ; (CH CH CH CH ) 2 2 −=− n và (HN[CH ] 2 5CO ) n . Công thức các monomer tạo nên các polymer trên lần lượt là A. CH2=CH2; CH3-CH=CH-CH3; H2N-CH2 -CH2- COOH. B. CH2=CHCl; CH3-CH=CH-CH3; H2N-CH(NH2)-COOH. C. CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2; H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=CH2; CH3-CH=C=CH2; H2N-[CH2]5-COOH. Câu 8: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monomer nào sau đây? A. Acrylonitrile. B. Vinyl chloride. C. Vinyl acetate. D. Propylene. Câu 9: Polymer nào sau đây không dùng để chế tạo chất dẻo? A. Poly(phenol formaldehyde). B. Poly(methyl methacrylate). C. Polyethylene. D. Polybuta-1,3-diene. Câu 10: Cho polymer có cấu tạo như sau: (HN[CH ] 2 6NH CO[ − CH ] 2 4CO ) n . Polymer trên được dùng sản xuất loại vật liệu polymer nào sau đây? A. Chất dẻo. B. Keo dán. C. Cao su. D. Tơ. Câu 11: Tơ nào sau đây được sản xuất từ cellulose? A. Tơ nitron. B. Tơ visco. C. Tơ nylon-6,6. D. Tơ capron.
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề Polymer 2 Câu 12: Trùng hợp hydrocarbon nào sau đây tạo ra polymer dùng để sản xuất cao su buna? A. But-2-ene. B. Penta-1,3-diene. C. Buta-1,3-diene. D. 2-methylbuta-1,3-diene. Câu 13: Phản ứng: nCH2=CH-CH=CH2 o ⎯⎯⎯→ xt, p, t (CH CH CH CH ) 2 2 −=− n , dùng để điều chế polymer nào sau đây? A. Polypropylene. B. Polyethylene. C. Polybuta-1,3-diene. D. Polystyrene. Câu 14: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: cellulose acetate, visco, nitron, nylon-6,6? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 15: Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzene (2), acrylonitrile (3), glycine (4), vinyl acetate (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer là A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (5). C. (1), (3) và (5). D. (3), (4) và (5). Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Polymer tổng hợp được điều chế bằng phản ứng trùng hợp (như PE) hoặc phản ứng trùng ngưng (như nylon-6,6). B. Vật liệu composite được tổ hợp từ hai hay nhiều thành phần, có tính vượt trội so với các thành phần ban đầu. C. Tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo hay bán tổng hợp. D. Phản ứng giữa phenol và formaldehyde để tổng hợp poly(phenol formaldehyde) thuộc loại phản ứng trùng hợp. Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Poly(methyl methacrylate) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. B. Trùng hợp ε-aminocaproic acid thu được polycaproamide. C. Poly(ethylene terephthalate) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. D. Polyethylene được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Câu 18: Cho các phát biểu sau: (a) Cho đá vôi vào dung dịch acetic acid sẽ có khí bay ra. (b) Thủy phân saccharose trong môi trường acid chỉ thu được glucose. (c) Để loại bỏ aniline dính trong ống nghiệm có thể dùng dung dịch HCl. (d) Đun nóng tripalmitin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân. (e) Trùng hợp terephthalic acid với ethylene glycol thu được poly(ethylene terephthalate). Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Poly(ethylene terephthalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình bên. a. Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp. b. Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%. c. Phản ứng tổng hợp poly(ethylene terephthalate) từ terephthalic acid và ethylene glycol thuộc loại phản ứng trùng hợp. d. Ethylene glycol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề Polymer 3 Câu 2: Polymer có thể tham gia các phản ứng giữ nguyên mạch, phân cắt mạch hoặc tăng mạch. a. Poly(vinyl acetate) bị thủy phân trong môi trường kiềm thu được poly(vinyl alcohol) thuộc lọai phản ứng cắt mạch polymer. b. Các polymer có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, chẳng hạn tinh bột, cellulose, capron, nylon-6,6,... Phản ứng này thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer. c. Polystyrene bị nhiệt phân thu được styrene thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer. d. Quá trình lưu hóa cao su xảy ra khi đun nóng cao su với sulfur thu được polymer có cấu trúc mạng không gian thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer. Câu 3: Poly(phenol formaldehyde) (PPF) là polymer có tính cứng, chịu nhiệt, chống mài mòn và chống âm cao. Vì vậy, PPF được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sử dụng làm chất kết dính trong sản xuất ván ép, ván MDE, giúp tăng độ bền và khả năng chống âm của vật liệu. PPF được điều chế từ phản ứng giữa phenol và formaldehyde ở pH và nhiệt độ thích hợp. a. PPF được điều chế từ phản ứng trùng hợp. b. Các mạch polymer của PPF có thể tham gia phản ứng nối mạch polymer lại với nhau tạo thành mạng không gian. c. Rác thải nhựa làm từ vật liệu PPF có thể xử lí bằng cách đốt. d. PPF là vật liệu polymer thuộc loại chất dẻo. Câu 4: Polypropylene (PP) được sản xuất từ propylene. Polymer này được dùng nhiều trong sản xuất bao bì, hộp đựng thực phẩm. a. Polypropylene là chất nhiệt dẻo có thể tái chế. b. Monomer được dùng để trùng hợp tạo thành PP có công thức CH2=CHCH3. c. Polypropylene là polymer tổng hợp. d. Khi thủy phân polypropylene trong môi trường kiềm, đun nóng thu được propylene. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho các polymer sau: polybuta-1,3-diene, poly(methyl methacrylate), polyacrylonitrile, nylon-6,6. Số polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là bao nhiêu? Câu 2: Cho các polymer: (1) polyethylene, (2) poly(methyl methacrylate), (3) polybuta-1,3-diene, (4) polystyrene, (5) poly(vinyl acetate) và (6) tơ nylon-6,6. Trong các polymer trên, số polymer có thể bị thuỷ phân trong dung dịch acid và dung dịch kiềm là bao nhiêu? Câu 3: Cho dãy gồm các tơ: tơ nitron; tơ tằm; tơ nylon-6,6; tơ capron; sợi bông. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ thiên nhiên? Câu 4: Poly(vinyl chloride) (PVC) có phân tử khối là 35 000. Hệ số trùng hợp n của polymer này là bao nhiêu? Câu 5: Khi chlorine hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% chlorine về khối lượng. Hỏi trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử chlorine? Câu 6: Cao su lưu hóa có 2% sulfur (S) về khối lượng. Khoảng bao nhiêu mắt xích isoprene có một cầu disulfide (–S–S–)? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu methylene (–CH2–) trong mạch cao su.