PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 1. ETHYLIC ALCOHOL (FILE HS).doc

Chủ đề 1: ETHYLIC ALCOHOL (FILE HS) 2 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT 2 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP 4 PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN 4 Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí ethylic alcohol, độ cồn. 4 Dạng 2: Tính chất hóa học 5 Dạng 2.1. Giải thích hiện tượng, xác định chất 5 Dạng 2.2. Viết phương trình phản ứng 6 Dạng 3: Điều chế, ứng dụng, tác hại của ethylic alcohol. 6 Dạng 4: Bài toán tính năng lượng đốt cháy ethylic alcohol. 7 Dạng 5: Bài toán sản xuất ethylic alcohol: độ rượu, hiệu suất phản ứng,… 8 PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 10 MỨC ĐỘ 1 : BIẾT 10 MỨC ĐỘ 2 : HIỂU 10 MỨC ĐỘ 3,4: VẬN DỤNG – VẬN DỤNG CAO 11 PHẦN 3: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI 14 PHẦN 4: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN 15 Chủ đề 1: ETHYLIC ALCOHOL A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. CÔNG THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO Mô hình phân tử ethanol - Công thức phân tử: C 2 H 6 O - Công thức cấu tạo: => Ethylic alcohol (ethanol) là hợp chất hữu cơ có nhóm -OH => đây là nhóm nguyên tử gây nên tính chất đặc trưng của ethylic alcohol. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Ethylic alcohol là chất lỏng, không màu, có mùi đặc trưng,vị cay, sôi 78,3 o C, tan vô hạn trong nước, hòa tan nhiều chất như iodine (I 2 ), benzene,... - Độ cồn là số mililít ethylic alcohol nguyên chất có trong 100mL ở 20 o C => kí hiệu: X o hoặc X% vol. Ví dụ: cồn y tế 70 o có nghĩa là trong 100mL cồn 70 o có chứa 70mL ethylic alcohol nguyên chất và 30mL nước. Cách pha dung dịch ethanol 45 o . Ta thêm nước từ từ vào ống đong có chứa sẵn 45mL ethylic alcohol nguyên chất cho đến khi được 100mL dungdịch rồi khuấy đều.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1.Phản ứng cháy Ethylic alcohol cháy trong không khí tạo CO 2 , H 2 O tỏa nhiều nhiệt, ngọn lửa màu xanh mờ. C 2 H 5 OH + 3O 2 0t 2CO 2 + 3H 2 O Đốt cồn trong đĩa thủy tinh 2.Phản ứng sodium (Natri, Na) 2C 2 H 5 OH + 2Na  2C 2 H 5 ONa + H 2  Trong phản ứng trên nguyên tử H của nhóm -OH đã được thay thế bởi nguyên tử Na => nhóm- OH gây nên tính chất đặc trưng của ethylic alcohol. Na + C 2 H 5 OH IV. ĐIỀU CHẾ 1. Từ tinh bột: lên men các nguyên liệu chứa tinh bột=> phương pháp truyền thống, sản xuất tại nhà (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O enzym nC 6 H 12 O 6 tinh bột glucose C 6 H 12 O 6 enzym 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 glucose 2.Từ ethylene: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp để điều chế ethanol CH 2 =CH 2 + H 2 O 034HPO,t  C 2 H 5 OH V.ỨNG DỤNG Ethylic alcohol là một trong những hóa chất được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và đời sống.
Một số ứng dụng chính của ethylic alcohol VI. TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG RƯỢU BIA VÀ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Hiện nay, có nhiều loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia, nước quả lên men,... Sử dụng quá nhiều đồ uống này sẽ tăng nguy cơ bị viêm gan, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, gây tổn thương hệ thẩn kinh, rối loạn tâm thần. Việc lạm dụng rượu, bia là một trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí ethylic alcohol, độ cồn. Câu 1 (SGK-KNTT). Dựa vào mô hình phân tử ethylic alcohol, hãy viết công thức phân tử, công thức cấu tạo thu gọn của ethylic alcohol (ethanol) và so sánh với alkane cùng số nguyên tử carbon về thành phần nguyên tố, nhóm nguyên tử liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon. Mô hình phân tử ethanol Câu 2 (SGK-KNTT). Quan sát các sản phẩm trong đời sống có chứa ethylic elcohol (rượu gạo, cồn y tế, nước rửa tay sát khuẩn,…), em hãy nhận xét trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan của ethylic alcohol. Câu 3 (SGK-KNTT).Trên nhãn các chai bia, rượu vang, rượu whisky,.. có ghi các giá trị như 4% vol, 14% vol, 40% vol,… các giá trị này có ý nghĩa như thế nào? Câu 4 (SGK-CTST): Quan sát hình 24.1, hãy nhận xết về công thức cấu tạo của ethylic alcohol Câu 5 (SGK-CTST): Dựa vào yếu tố nào để biết ethylic alcohol nhẹ hơn nước? Câu 6 (SGK-CTST): Trong quá trình nấu rượu thủ công có công đoạn chưng cất rượu (đun nóng và ngưng tụ để thu được rượu) bằng dụng cụ chuyên dụng. Hãy cho biết quá trình chưng chất rượu nêu trên dựa vào tính chất vật lí nào của ethylic alcohol? Giải thích. Câu 7 (SGK-CD): Từ các công thức phân tử CH 4 O và C 3 H 8 O hãy viết công thức cấu tạo của các chất có đặc điểm cấu tạo tương tự cấu tạo của ethylic alcohol. Câu 8 (SGK-CTST): Theo em, độ cồn là gì? Hãy cho biết dựa vào tính chất vật lí nào để làm cơ sở pha loãng ethylic alcohol thành dung dịch ethylic alcohol 45 o Câu 9 (SGK-CD): Cồn có tác dụng diệt khuẩn tốt nên thường dùng để khử khuẩn. Hãy cho biết ý nghĩa của kí hiệu “cồn 70 o ” Câu 10 (SGK-CD): Nêu sự khác nhau về cấu tạo của phân tử ethylic alcohol và phân tử ethane. Câu 11 (SGK-CD): Có hai ống nghiệm, ống 1 chứa 3 mL nước, ống 2 chứa 3 mL C 2 H 5 OH. Thêm 2 mL xăng vào mỗi ống nghiệm, lắc nhẹ sau đó để yên. Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm. Câu 12 (SGK-CD): Trên chai đựng ethylic alcohol có các kí hiệu:
Nêu ý nghĩa của các kí hiệu trên. Cần phải làm gì khi sử dụng và lưu trữ ethylic alcohol? Câu 13 (SBT – CD): Có thể bảo quản Na bằng cách ngâm vào chất lỏng nào sau đây: dầu hỏa, nước cất, cồn 70 o , cồn 96 o . Giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho Na vào các dung dịch trên. Câu 14 (SBT- CTST): Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng về ethylic alcohol. Cột B a)78,3 o C h) sodium hydroxide o)đun nấu b) 0,789g/mL i) Nhẹ hơn nước. p)potassium c)Sản xuất cao su, dược phẩm. k) pha chế đồ uống có gas. q)làmdung môi pha chế thuốc. d)C 2 H 6 O l)46 o C r)tinh bột e)CH 3 -CH 2 -OH m)ethylene s)sodium g) làm giấm ăn n)1,000g/mL t)100 o C. Cột A 1)Khối lượng riêng 2)Công thức cấu tạo thu gọn 3)Phản ứng được với 4)Nhiệt độ sôi là 5)Có thể tạo ra trực tiếp từ 6)Gồm các ứng dụng Dạng 2: Tính chất hóa học Dạng 2.1. Giải thích hiện tượng, xác định chất Câu 1 (SGK-KNTT). Thí nghiệm 1: Đốt cháy ethylic alcohol bằng oxygen không khí. Dụng cụ và hoá chất: cồn 96 o , đĩa thuỷ tinh, que đóm dài. Tiến hành thí nghiệm: cho khoảng 2 mL cồin vào đĩa thuỷ tinh rồi đốt (cồn dễ cháy, chú ý khi châm lửa và giữ khoảng cách an toàn). Nhận xét về màu sắc ngọn lửa. Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết phản ứng đốt cháy ethylic alcohol là phản ứng tỏa nhiệt? Khi đốt cháy, ethylic alcohol đã phản ứng với chất nào trong không khí? Dự đoán sản phẩm tạo thành và viết phương trình hóa học của phản ứng. Câu 2 (SGK-KNTT). Ethylic alcohol dễ cháy nên cần lưu ý gì khi sử dụng ethylic alcohol? Câu 3 (SGK-KNTT). Thí nghiệm 2: Ethylic alcohol phản ứng với sodium (Na) Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm, ethylic alcohol, kim loại sodium. Tiến hành thí nghiệm: Cho khoảng 3 mL ethylic alcohol vào ống nghiệm rồi cho tiếp một mẩu sodium nhỏ bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm đã chứa ethylic alcohol. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. Viết phương trình hóa học để giải thích, biết rằng nguyên tử hydrogen trong nhóm –OH của phân tử ethylic alcohol được thay thế bằng nguyên tử natri. Câu 4 (SBT – CD): Hai chất hữu cơ A, B có công thức phân tử C 2 H 6 O. Ở điều kiện thường A là chất khí không tan trong nước, B là chất lỏng tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. Trong hai chất A,B chỉ có một chất tác dụng được với Na, chất còn lại không tác dụng. Xác định công thức cấu tạo của A và B. Câu 5 (SBT – CD): Ba chất hữu cơ X,Y, Z có cùng công thức phân tử C 3 H 8 O. Biết :  X, Z là chất lỏng tác dụng được với Na, còn Y là chất khí không tác dụng với Na.  Trong phân tử X có một nguyên tử C chỉ liên kết trực tiếp với một nguyên tử H. Hãy xác định công thức cấu tạo của X,Y, Z Câu 6 (SBT – CD):

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.