Content text 2. Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Bài 2. Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.docx
1 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN BÀI 2: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau: - Trình bày được một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. Năng lực riêng: - Nhận biết được một số ngành nghề chính trong lĩnh vực kĩ thuật điện. - Tóm tắt được một số đặc điểm chính của các ngành nghề đó 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao. - Tích cực học tập, có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: - SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT. - Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa cho bài học. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
2 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS học tập, HS nhận biết và có được những hiểu biết nhất định về công việc của một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện thông qua các hình ảnh b) Nội dung: HS quan sát Hình 2.1, trả lời câu hỏi mở đầu. c) Sản phẩm: Câu trả lời theo ý kiến cá nhân của HS. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1 và trả lời câu hỏi khởi động. Em hãy cho biết công việc của những người lao động trong Hình 2.1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời câu hỏi mở đầu Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung Gợi ý trả lời: Hình 2.1a là hình ảnh những người lao động đang làm việc trên đường dây truyền dẫn điện. Ngành nghề liên quan có thể là các thợ điện đang thao tác lắp đặt, kiểm tra trong bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện.
3 Hình 2.1b là hình ảnh người lao động đang làm việc bên tủ điện với laptop trên tay, bên trong và trên bề mặt tủ có các thiết bị điện, nút bấm, đèn hiển thị,... Ngành nghề liên quan có thể là kĩ sư hoặc thợ điện trong thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tủ điện. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học mới: Ngàng nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện rất đa dạng, phong phú và có thể được chia thành một số ngành nghề chính sau đây: Thiết kế điện Sản xuất, chế tạo thiết bị điện Lắp đặt điện Vận hành điện Bảo dưỡng, sửa chữa điện Vậy các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện có những đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 2: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành nghề thiết kế điện a) Mục tiêu: HS trình bày được một số đặc điểm chính, công việc chính của ngành nghề thiết kế điện. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK trang 10, thực hiện nhiệm vụ được giao c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về một số đặc điểm ngành nghề thiết kế điện. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.2 và đọc nội dung SGK mục I. Thiết kể điện và trả lời các câu hỏi: 1. Nêu một số đặc điểm ngành nghề thiết kế I. Thiết kế điện - Thiết kế điện gồm các công việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện để lựa chọn vật liệu, thiết
4 điện 2. Kể tên một số công việc khi thiết kế sản phẩm ở Hình 2.2. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc nội dung mục I SGK trang 10, thực hiện các nhiệm vụ được giao - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao - Một số HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung cho bạn. Gợi ý trả lời câu 1 (SGK – 10) Thiết kế điện gồm các công việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện để lựa chọn vật liệu, thiết kế tính toán các kích thước, thông số của các thiết bị điện,... đảm bảo yêu cầu kinh tế – kĩ thuật đặt ra. Sản phẩm của thiết kế điện bao gồm bản vẽ thiết kế và các tài liệu có liên quan. Công việc thiết kế điện được thực hiện tại các kế tính toán các kích thước, thông số của các thiết bị điện,... đảm bảo yêu cầu kinh tế – kĩ thuật đặt ra. - Sản phẩm của thiết kế điện bao gồm bản vẽ thiết kế và các tài liệu có liên quan. - Công việc thiết kế điện được thực hiện tại các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty tư vấn điện, công ty chế tạo thiết bị điện,... - Người thực hiện công việc này là kĩ sư điện với sự hỗ trợ của kĩ thuật viên kĩ thuật điện. Các công việc trong thiết kế điện thường được tiến hành trên máy tính với các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng.