Content text Quyển 2.Lớp 9. Đoạn văn NLXH.docx
2 – Thứ năm, nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh cần phải có khả năng đánh giá và nêu thái độ với vấn đề đời sống xã hội. Cho nên, trong quá trình làm bài người viết cần nêu ra những bài học nhận thức được sau khi bàn luận vấn đề. Từ đó, đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi giúp cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn. 2. Yêu cầu về hình thức – Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc là dấu chấm câu xuống dòng. Hình thức cấu trúc chặt chẽ, phải đảm bảo ba phần liền mạch: câu mở đoạn, các câu phát triển ý (thân đoạn) và câu kết đoạn. Đặc biệt, trong đoạn văn, học sinh cần làm nổi bật câu chủ đề (câu mang ý chính của toàn đoạn). – Đoạn văn có thể tổ chức theo một trong các hình thức kết cấu: diễn dịch, quy nạp, song hành hay móc xích, tổng – phân – hợp; đoạn văn so sánh, giải thích, tương phản, thuyết minh, tự sự hay nghị luận… – Đoạn văn phải có luận điểm rõ ràng, đúng đắn; luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp. – Đoạn văn phải có lời văn chính xác, sống động, cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; trình bày sạch đẹp; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. – Đoạn văn ngắn sẽ đi liền với yêu cầu về sự mạch lạc, lôgic; lời văn súc tích, cô đọng; lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng hợp lí, chân xác. PHẦN II PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ I. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 1. Đối tượng nghị luận – Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm hồn… của con người. – Các tư tưởng, đạo lí đó thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm. Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn, Trung thực, Khiêm tốn, Nhân ái, Không có gì quý hơn độc lập tự do… 2. Những điểm cần lưu ý trong đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí – Vấn đề tư tưởng đạo lí có thể hoàn toàn đúng đắn, cần ca ngợi, khẳng định; hoặc hoàn toàn sai lầm, cần lên án, phê phán; cũng có thể vừa đúng, vừa sai. – Vấn đề tư tưởng đạo lí có thể chưa thật đầy đủ, toàn diện, cần bổ sung. – Đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí có thể chia ra theo hai dạng: + Dạng mệnh lệnh: mệnh lệnh trong đề thường là: hãy bàn luận, nêu suy nghĩ của mình, nêu ý kiến, nêu nhận xét, bày tỏ thái độ, trình bày suy nghĩ… Chẳng hạn: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm: Yêu thương là cho đi hơn nhận về. + Dạng mở, không có mệnh lệnh: đạo lí Có học mới hay, có cày mới giỏi…
3 3. Dàn ý chung Mở đoạn (khoảng 4 dòng) – Dẫn dắt ngắn gọn vào vấn đề. – Trích dẫn nếu cần. – Nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề. Thân đoạn (khoảng 12 – 16 dòng) Giải – Nguyên – Minh – Luận – Dụng Bước 1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận. Là gì? Yêu cầu: – Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh chứa hàm ý hoặc chưa rõ nghĩa. – Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ vấn đề. – Cần dựa vào văn bản phần Đọc hiểu để giải thích ý, tránh suy diễn. Bước 2. Bình luận, nêu quan điểm cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lí giải cho quan điểm đó. Tại sao? Yêu cầu: – Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá, đưa ra quan điểm các nhận rõ ràng. – Lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí đang bàn luận. – Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc. Bước 3. Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể. Như thế nào? Yêu cầu: – Dẫn chứng cần chân thực, hợp lí, tiêu biểu, phục vụ cho việc bàn luận. – Nên kết hợp các dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – thế giới, người nổi tiếng – người bình thường, hiện thực – văn chương… sao cho phong phú, đa dạng và giàu sức thuyết phục. – Có bốn cách lấy dẫn chứng phổ biến: + Cách 1. Lấy dẫn chứng bằng các hiện tượng có thật hiển nhiên, không thể phủ nhận (ví dụ: thủng tầng ôzôn khiến bầu khí quyển bị ảnh hưởng…). + Cách 2. Lấy dẫn chứng bằng số liệu cụ thể, rõ ràng (ví dụ: thống kê con số các vụ tai nạn giao thông, các vụ ngộ độc thực phẩm…). + Cách 3. Lấy dẫn chứng bằng một ví dụ tiêu biểu, nổi tiếng, điển hình (ví dụ: thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí đã vượt lên số phận để trở thành nhà giáo ưu tú…). + Cách 4. Lấy dẫn chứng bằng lời nói của một người nổi tiếng (ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó…). Bước 4. Luận bàn, đánh giá các khía cạnh của vấn đề: phê phán hạn chế, ca ngợi, khẳng định hướng tích cực… Toàn diện chưa? Yêu cầu: